【lich thi đau laliga】Đồng hành cùng nông dân vượt khó

 人参与 | 时间:2025-01-26 01:24:11

Thời gian qua,Đồnghnhcngnngdnvượlich thi đau laliga ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp luôn đồng hành cùng nông dân trong việc xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kết nối tiêu thụ sản phẩm... để lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn phát triển.

Ông Lê Văn Khương đang kiểm tra sâu bệnh trên cây chanh không hạt.

Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tình hình sản xuất những tháng đầu năm nay tương đối thuận lợi, nông dân đang thu hoạch lúa Hè thu, đã xuống giống Thu đông được 25% diện tích đất trồng lúa. Các loại rau màu tiếp tục xuống giống và đang phát triển tốt.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Ngành đã tham mưu UBND huyện thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và xây dựng đạt 1 xã nông thôn mới Tân Long, có 3 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận. Chỉ còn một vài chỉ tiêu chưa đạt và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021. Nhìn chung, cơ bản sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ổn định năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm nông sản.

Mặc dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa của nông dân, nhưng ngành nông nghiệp huyện luôn đồng hành cùng nông dân nỗ lực phát huy hiệu quả việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, tìm kiếm thị trường, góp phần nâng cao đời sống người dân và giúp cho lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển.

Ông Phan Thanh Lâm, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Từ những mô hình đạt hiệu quả, huyện nhân rộng ra trong hộ dân, nhờ đó đã giúp người dân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp, đời sống ngày càng nâng lên. Điển hình, trên địa bàn huyện đã hình thành được vùng trồng chuyên cây chanh không hạt, khóm MD2 theo chuẩn GlobalGAP và có đầu ra ổn định. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, huyện có nhiều mô hình của các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn đều trồng theo hướng an toàn và VietGAP như dưa lưới, mãng cầu, sản xuất lúa hữu cơ. Cụ thể, trong năm 2021, huyện phấn đấu có 30ha trồng sầu riêng theo hướng VietGAP và 50ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ.

Dù đầu ra hàng hóa nông sản của nông dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vẫn thấy an tâm khi tham gia sản xuất theo mô hình liên kết. Ông Lê Văn Khương, ở ấp Xẻo Môn, xã Phụng Hiệp, cho hay: “Hiện tại, gia đình tôi trồng được 6 công chanh không hạt bắt đầu cho trái, mới đây đã thu hoạch trên 500kg bán với giá 5.500 đồng/kg. Dù giá bán có thấp so với những lúc chưa có dịch bệnh diễn ra, nhưng vẫn bán được sản phẩm đủ chi phí phân bón cho cây trồng. Thiết nghĩ, nếu không có bao tiêu mà trước tình hình giãn cách xã hội như hiện nay thì hàng hóa làm ra sẽ khó tiêu thụ. Tôi thấy việc tham gia sản xuất có sự liên kết là điều cần thiết”.

Theo ông Phạm Chí Công, viên chức kỹ thuật khuyến nông xã Phụng Hiệp, hiện tại vùng trồng chanh không hạt trong hợp tác xã đang bắt đầu cho trái, mỗi tháng cung ứng cho công ty bao tiêu sản phẩm khoảng 2 tấn trở lên. Để diện tích trồng chanh của những hộ dân trồng riêng lẻ có đầu ra ổn định, xã tiếp tục vận động các hộ này tham gia vào hợp tác xã.

Để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đi đúng định hướng, hướng tới sẽ tập trung sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, chất lượng cao đáp ứng điều kiện thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng đến việc hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật trong sản xuất. Chỉ tính riêng trong tháng 7 qua, huyện đã được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phân bổ 3 mô hình để giúp nông dân trong sản xuất là mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, với 2 thiết bị và được triển khai ở xã Phương Phú, Phương Bình. Mô hình sử dụng hệ thống tưới phun tự động thích ứng với tình trạng hạn hán trong vườn cây ăn trái, được triển khai ở xã Long Thạnh, Thạnh Hòa, quy mô 2ha và mô hình chăn nuôi heo rừng lai gắn với liên kết chuỗi giá trị, được triển khai ở 2 hộ dân trên địa bàn thị trấn Búng Tàu. Ngoài ra, còn tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật một số cây, con giống cho các nhóm nông dân theo nhu cầu...

Ông Huỳnh Văn Vũ, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hàng tháng trạm đều chuyển giao kỹ thuật theo yêu cầu của người dân. Bên cạnh đó, còn xuống trực tiếp hộ để tư vấn kỹ thuật. Hướng tới của huyện là nhân rộng những mô hình có đầu ra ổn định như khóm MD2, mô hình sầu riêng, bưởi da xanh, chanh không hạt. Tập trung cho các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp từng đối tượng. Để giúp người nông dân đủ điều kiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, tùy theo nhu cầu của người dân mà đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu để hỗ trợ phù hợp.

Theo ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, trên cơ sở các nông sản chủ lực của tỉnh đã đưa vào Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới huyện tập trung phát triển nông sản theo chiều sâu, sản xuất tập trung theo hướng chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, huyện xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với địa phương như khóm MD2, dưa lưới để định hướng phát triển theo Đề án phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch của huyện.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, về sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện luôn được sự quan tâm của các ngành tỉnh, đơn vị tư vấn, các ban, ngành, đoàn thể huyện tiếp sức để thúc đẩy phát triển. Đến nay, huyện được công nhận 17 sản phẩm, trong đó có 13 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao.

 

Bài, ảnh: T.XOÀN

顶: 24873踩: 28981