当前位置:首页 > Cúp C2

【ti.le.bong.da】Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Mong muốn Luxembourg là cầu nối đưa các nhà đầu tư tiềm lực đến Việt Nam

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm: Củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư Nhiều cơ hội hợp tác kinh tế,ộtrưởngHồĐứcPhớcMongmuốnLuxembourglàcầunốiđưacácnhàđầutưtiềmlựcđếnViệti.le.bong.da thương mại song phương giữa Việt Nam và Luxembourg Cầu nối thu hút hơn 5,8 tỷ đô la Singapore vào Việt Nam
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Mong muốn Luxembourg là cầu nối đưa các nhà đầu tư tiềm lực đến Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu chủ trì hội nghị. Ảnh: D.Thái

Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, Sở Giao dịch Chứng khoán Luxembourg và đông đảo các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lớn tại Luxembourg và một số nước lân cận.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, xây dựng nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và khó đoán định, Việt Nam được đánh giá là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau Covid-19.

Tại hội nghị, Bộ trưởng đã thông tin bao quát về thế mạnh, tiềm năng cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây. Bộ trưởng cho biết, GDP năm 2022 của Việt Nam tăng cao ở mức 8,02%. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021, xuất siêu cả năm đạt 11,2 tỷ USD. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 77,2 tỷ USD, ước thực hiện chi năm 2022 đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, bội chi khoảng 3,6% GDP thực hiện.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Mong muốn Luxembourg là cầu nối đưa các nhà đầu tư tiềm lực đến Việt Nam
Đông đảo các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lớn tại Luxembourg và một số nước lân cận tham dự Hội nghị. Ảnh: D. Thái

Theo Bộ trưởng, là nền kinh tế có độ mở lớn với 16 hiệp định thương mại FTA kết nối với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, có thị trường gần 100 triệu người, lực lượng lao động trẻ, năng động, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố về thể chế, hạ tầng, vị trí địa lý, ổn định chính trị, xã hội. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam khẳng định, với tinh thần quyết tâm sẵn sàng đóng góp tích cực, trách nhiệm vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững.

Theo Bộ trưởng, định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”, chú trọng việc thu hút các nguồn lực, khoa học công nghệ, kinh nghiệm xây dựng thể chế, quản lý để phát triển năng lượng sạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, quản lý nguồn nước bền vững...

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn xanh trong nước và quốc tế được thuận lợi, Bộ trưởng cho biết, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, quy định về các sản phẩm tài chính xanh như: trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như các chính sách ưu đãi đối với tài chính xanh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cam kết tại COP26 của Việt Nam thúc đẩy nhu cầu về tài chính xanh tăng lên là cơ hội lớn để phát triển thị trường tài chính xanh để đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng xanh. Việt Nam cũng như các nước khác cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các cam kết về khí hậu theo COP26 nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát triển một cách bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu trên hai sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam đạt khoảng 250 tỷ đô la Mỹ, tương đương gần 60% GDP ước tính năm 2022.

“Các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng các biện pháp để hiện thực hóa việc thu hút vốn đầu tư vào thị trường trái phiếu xanh Việt Nam. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ngày hôm nay phải kể đến sự đóng góp từ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục vẫn là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài”, Bộ trưởng cho biết.

Tính đến ngày 31/12/2022, nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia bằng khoảng 36,8% GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội cho phép.

Năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2021. Năm 2022 ước đạt 137 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước. Chỉ số CPI năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021.

Cũng theo Bộ trưởng, mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam có chậm lại vì khó khăn chung toàn cầu, nhưng 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng GDP vẫn đạt 3,72%. Tương tự năm 2022, năm 2023 Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi kinh tế với quy mô khoảng 9 tỷ USD.

分享到: