【tran monaco】Thống nhất chức năng quản lý nợ công về một đầu mối
Luật được đánh giá là một bước tiến quan trọng, mạnh mẽ trong quản lý nợ công với nhiều nội dung mới như siết chặt quy định về nợ bảo lãnh chính phủ, vay về cho vay lại, trách nhiệm người đứng đầu và đặc biệt là quy định về thống nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công về một đầu mối.
Đại biểu tán thành thống nhất nhiệm vụ vay nợ, quản lý nợ công
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) thông qua gồm 9 chương, 63 điều, quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công quy định tại luật này bao gồm nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.
Trước khi thông qua toàn bộ luật, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 15 của dự thảo luật về nội dung chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công với đa số phiếu tán thành. Đây là một nội dung rất được quan tâm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện luật.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các đại biểu, luật đã quy định rõ đầu mối quản lý nợ công theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính: “chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”; giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công.
Như vậy, điểm thay đổi quan trọng là nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài… trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), quy định trong dự thảo luật là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Đồng thời, luật giao Chính phủ quy định nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nợ công nhằm xác lập căn cứ pháp lý minh bạch, cụ thể trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp của các cơ quan liên quan, tương tự như quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan đầu mối trong nhiều đạo luật hiện hành như Luật Du lịch, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Phí và lệ phí,…
Báo cáo thêm về nội dung này, UBTVQH cho biết, trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, nội dung này đã được UBTVQH, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, để tránh cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, bảo đảm cụ thể, chặt chẽ, thống nhất về mặt pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng luật, UBTVQH đã bổ sung nội dung Khoản 3 Điều 62 theo hướng quy định rõ: Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa luật này và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 thì áp dụng theo quy định của luật này.
Không chuyển vốn vay lại, nợ bảo lãnh thành vốn cấp phát
Bên cạnh đó, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) cũng có nhiều nội dung mới quan trọng để việc quản lý nợ công được đảm bảo chặt chẽ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể như Khoản 4, Điều 5 về nguyên tắc quản lý nợ công quy định rõ: “Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước”.
Khoản 4, Điều 19 quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn phải chịu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức”...
Liên quan đến việc thay đổi nhiệm vụ về quản lý vốn vay ODA, Khoản 3, Điều 29 về vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng quy định: “Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài”.
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Điều 15 về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ nêu rõ, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và có 15 khoản về nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, điểm e, Khoản 1 quy định Bộ Tài chính: “Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước”. Khoản g, điểm 1 quy định Bộ Tài chính: “Tổ chức huy động vốn, phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường vốn trong nước và quốc tế; chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”. |
Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Chủ động sớm đưa luật vào cuộc sống Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ triển khai nhiều nội dung hướng dẫn luật. Là đơn vị được lãnh đạo Bộ Tài chính giao làm đầu mối, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại sẽ phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính tham mưu, xây dựng các văn bản hướng dẫn dưới luật, trình các cấp ban hành để Luật sớm đi vào cuộc sống. Theo đó, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại sẽ chủ động triển khai công tác nghiệp vụ quản lý nợ công; các công việc liên quan đến cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; hay về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; về quản lý nợ của chính quyền địa phương. Đồng thời, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng triển khai các công việc liên quan đến phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính phủ. Cùng với việc thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngay sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ về các công việc cần triển khai, Bộ Tài chính sẽ sớm trình Chính phủ xem xét, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn đúng với thời điểm luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ tiến hành tổ chức các hội nghị, hội thảo để triển khai Luật Quản lý nợ công sửa đổi và lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Cục cũng sẽ phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài ngành để tuyên truyền về nhiều điểm sửa đổi trọng yếu, cốt lõi của luật, các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm tạo sự thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong việc triển khai thi hành, cũng như bảo đảm tính khả thi của văn bản quy định chi tiết dưới luật. Đức Minh (ghi) |
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định): Khắc phục tình trạng “lệch” dự toán vốn vay ODA Những thành công về chính sách của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vừa được thông qua là rất lớn. Theo tôi, thành công lớn nhất là nội dung quy định “Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước”. Với quy định này, sẽ không có chuyện đi vay rồi được ngân sách trả nợ thay. Hay các quy định về quản lý quỹ tích luỹ trả nợ, quy định về trách nhiệm cá nhân… Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng nợ vay không hiệu quả sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật… Về tổ chức bộ máy, thành công lớn nhất của luật là thống nhất đầu mối quản lý nợ công. Với quy định này, việc xây dựng, thực hiện dự toán hàng năm sẽ chính xác hơn, không còn chuyện hàng năm lệch dự toán vốn vay ODA vài chục ngàn tỷ đồng. Trước kia, do một cơ quan vay về, một cơ quan trả nợ nên việc tính toán mức vay, lãi suất vay chưa được hiệu quả. Bản thân Bộ Tài chính cũng đã nhiều lần có ý kiến về các hiệp định vay có lãi suất cao, nên vay về kém hiệu quả. Nay khi đã thống nhất một đầu mối, Bộ Tài chính có thể xác định rõ hơn chi phí, hiệu quả khoản vay, từ đó xác định khoản nào nên vay, khoản nào không nên vay, vay theo tiến độ nào, tránh tình trạng vay trước so với tiến độ thực hiện. Đồng thời, việc thống nhất đầu mối cũng sẽ gắn khớp các kế hoạch trung hạn, 5 năm, 3 năm, kế hoạch vay nợ… |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Không còn tình trạng dùng ngân sách trả nợ thay Điều thành công nhất trong Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) lần này, theo tôi, là việc tập trung quản lý nợ công vào một đầu mối. Trước đây, do phân tán mỗi cơ quan quản lý một nguồn khác nhau nên tình trạng nợ của quốc gia thiếu thông tin, thiếu thông suốt. Nhiều thời điểm, nợ phải thanh toán quá nhiều, dồn cục, cả gốc và lãi. Với quy định của luật lần này, Bộ Tài chính là đơn vị phải chịu trách nhiệm quản lý chính, phải bao quát được tất cả các nguồn vay, kể cả vay ODA, ưu đãi. Bên cạnh đó, cũng có điều khoản quy định là “Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ”. Như vậy, các bộ, ngành liên quan vẫn có thể cùng tham gia, do đó việc này không làm xáo trộn nhiều về bộ máy. Điều khác biệt là từ giờ, vay thế nào, vay bao nhiêu phải theo kế hoạch, theo “cơ quan tổng chỉ huy”. Ngoài ra, luật lần này đã có nhiều điểm mới quan trọng về quản lý nợ, chẳng hạn như các điều kiện vay về cho vay lại được xem xét chặt chẽ hơn. Trách nhiệm của đơn vị vay về cho vay lại quy định rất rõ, các khoản vay về cho vay lại với các tổ chức hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp… phần lớn đều phải thông qua ngân hàng. Nếu người vay lại không trả được thì đơn vị cho vay đó phải lấy từ quỹ rủi ro của bản thân ngân hàng trả thay. Như vậy, không còn chuyện dùng ngân sách nhà nước để trả cho nợ vay về cho vay lại. |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM): Thêm thách thức, trách nhiệm lớn cho Bộ Tài chính Luật Quản lý nợ công lần này cho thấy, Chính phủ đã ý thức rất cao về yêu cầu quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả. Đây không chỉ là vấn đề đại biểu Quốc hội khoá này quan tâm mà cả từ các khoá trước. Các đại biểu cũng rất quan tâm khi mức trả nợ hàng năm ngày càng lớn. Một số khoản thu có xu hướng giảm do đó không còn cách nào khác là tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi thường xuyên, tăng cường hiệu quả chi đầu tư. Gần đây, chúng ta đã bước đầu kiểm soát tốc độ tăng nợ công theo hướng giảm dần. Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đã quy định rất chặt chẽ về nhiều chính sách như bảo lãnh vay của Chính phủ, vay về cho vay lại…. Về mô hình tổ chức quản lý, khác với trước đây có nhiều cơ quan cùng tham gia, thì luật mới đã “gom” nhiệm vụ quản lý nợ về Bộ Tài chính làm một cơ quan đầu mối thống nhất. Có thể thấy rằng, gánh nặng trách nhiệm của Bộ Tài chính sẽ lớn hơn khi phải nhận thêm nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu luật lần này được triển khai nghiêm túc, đi vào cuộc sống hiệu quả, tôi tin rằng sẽ đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Quảng Ninh: Mạnh tay với thực phẩm không an toàn
- ·Thứ trưởng Võ Thành Hưng tiếp Tổng thư ký Quốc hội Campuchia Leng Peng Long
- ·Thu giữ 25 máy bơm và hơn 500 nhãn máy bơm giả nhãn hiệu Pentax
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Quảng Nam: Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp
- ·Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng: Dán tem chống giả tích hợp 3 công nghệ
- ·Quảng Bình: Bắt giữ hơn 300kg thịt chó đã bốc mùi hôi thối
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Giá vé máy bay đang thực hiện theo cơ chế linh hoạt
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Hải Phòng phát hiện 46 vụ vi phạm qua máy soi container
- ·Taxi sẽ được lựa chọn có gắn mào hay không
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm dịp cuối năm
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Đắk Lắk phát hiện hàng nghìn mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn
- ·Nghệ An: Xử phạt 41 triệu đồng với 3 cơ sở vi phạm ATTP
- ·Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Giá các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội ổn định trong dịp Tết