【kèo chelsea vs】Ngành cao su lên kế hoạch hành động để phát triển bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:50:01

nganh cao su len ke hoach hanh dong de phat trien ben vung

VRA sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên tham gia các dự án phát triển bền vững

TS. Trần Thị Thúy Hoa,ànhcaosulênkếhoạchhànhđộngđểpháttriểnbềnvữkèo chelsea vs Trưởng ban tư vấn phát triển ngành cao su, Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, từ năm 2014, Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) phát triển Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững. Đến đầu năm 2018, có 45 doanh nghiệp đăng ký tự nguyên tham gia, gồm 31 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và 14 doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến sản phẩm cao su thiên nhiên. Trong đó có 11 doanh nghiệp sản xuất lốp xe tham gia, chiếm thị phần khoảng 65% công suất thế giới, tương đương khoảng 60-70% tổng lượng tiêu nguyên liệu cao su thiên nhiên tiêu thụ trên thế giới.

Theo bà Hoa, việc tham gia Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu. Do đó, để phát triển bền vững thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp cao su thiên nhiên Việt Nam cần chuyển hướng phát triển bền vững thông qua các chứng chỉ quốc tế như FSC, PEFC…

Cụ thể, bà Hoa cho biết, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, trong đó có việc xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam kết hợp thực hiện các nguyên tắc chất lượng, uy tín và tiêu chí phát triển bền vững.

VRA cũng có kế hoạch nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp hội viên tham gia các dự án phát triển bền vững.

Tại hội thảo, ông Trần Ngọc Bình, phó Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực TP.HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã giới thiệu tới các doanh nghiệp về quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xử trong CPTPP đối với ngành cao su.

Theo đó, quy tắc xuất xứ của mặt hàng cao su trong CPTPP cho phép nguyên liệu có thể nhập khẩu từ ngoài khối và không yêu cầu xuất xứ thuần túy. Cụ thể, chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 40.01 (cao su thiên nhiên - mã HS 4001) từ bất kỳ nhóm nào khác, hoặc không chuyển đổi mã số hàng hóa của nhóm 40.01, với điều kiện hàm lượng giá trị khu vực không thấp hơn 40% theo cách tính gián tiếp; chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 40.02 – 40.17 (mã HS 4002 – 4017) từ bất kỳ nhóm nào khác.

Theo các chuyên gia, CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy tăng trường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà mở rộng các ngành dịch vụ. Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu.

Mặt khác, tăng trưởng đầu tư nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuốc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với cao su thiên nhiên, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên lập tức về 0% đối với các quốc gia còn áp thuế nhập khẩu cho nhóm hàng này, trong đó có Việt Nam (thuế ưu đãi tối huệ quốc là 3%). Việc nhập khẩu cao su thiên nhiên từ các quốc gia có sản xuất mặt hàng này (như Malaysia) vào Việt Nam với mức thuế về 0% không chỉ được thực hiện theo cam kết trong CPTPP mà còn theo các FTAs khác mà Việt Nam tham gia đa phương như: ATIGA, ACFTA… Điều này dẫn đến xu hướng cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng cao su thiên nhiên không chỉ đối với thị trường xuất khẩu mà ngay tại thị trường nội địa.

Đối với sản phẩm cao su, 11 nước thành viên CPTPP có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực.

顶: 1踩: 69335