Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam,índụngchínhsáchCầntăngvốnđốiứngcủađịaphươvdqg na uy nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương góp phần quan trọng trong phát triển bền vững tín dụng chính sách. Tuy vậy, những năm gần đây, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Giải ngân tín dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng
Trợ lực phát triển kinh tế
Một trong bốn nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) là tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả TDCSXH. Cụ thể, cần ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) để thực hiện các chương trình, dự án, bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của NHCSXH. HĐND, UBND các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho các đối tượng CSXH trên địa bàn…
Theo đó, trong gần 10 năm qua, Bình Dương đã tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả TDCSXH trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đều dành một phần ngân sách chuyển bổ sung qua NHCSXH để cho vay, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn, nhất là các đối tượng thụ hưởng đặc thù gắn với các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tại các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên…, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện chủ yếu đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương, như cam, chuối, bưởi, chăn nuôi… Nguồn vốn này góp phần giúp người dân có thêm nguồn tài chính, đầu tư phát triển vùng trồng, nâng chất lượng sản phẩm cũng như mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong 8 năm (từ năm 2014 đến tháng 7-2022), ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống NHCSXH trên 1.846,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,4% tổng nguồn vốn. Trong đó, ngân sách tỉnh trên 1.579 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,6%; ngân sách cấp huyện 276,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,5%. |
Chị Huỳnh Kim Loan, ấp 4, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng là một những hộ vay vốn từ Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Bàu Bàng để phát triển mô hình trồng tre lấy măng. Nhờ nguồn vốn 50 triệu đồng ban đầu từ ngân hàng cùng với số vốn tự có, chị mua giống cây, đầu tư phát triển diện tích vườn tre rộng 1 ha. Xác định hướng đi phù hợp, hiểu rõ đặc tính sinh trưởng cây măng, chăm sóc tốt, sản phẩm được thị trường ưa chuộng đã mang lại thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình chị dần cải thiện, vươn lên thoát nghèo.
Sự tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương trong thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nguồn vốn được triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng đã phát huy hiệu quả trong việc triển khai các chương trình, mục tiêu của tỉnh về giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới… Kết quả đó đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ghi nhận, đánh giá cao, làm cơ sở tiếp tục bố trí ngân sách chuyển bổ sung vốn sang NHCSXH tỉnh.
Nhu cầu vay vốn cao
Kể từ khi triển khai Chỉ thị số 40, tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, từ 3 năm trở lại đây, tỷ lệ nguồn vốn ủy thác địa phương so với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của tỉnh còn thấp so với bình quân chung cả nước. Cùng với đó, nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình tín dụng chính sách rất khan hiếm.
Lãnh đạo các PGD NHCSXH trên địa bàn tỉnh cho biết nhu cầu vốn giải quyết các chương trình tín dụng chính sách rất lớn, song chỉ đáp ứng được một phần. Đơn cử, Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, Quỹ quốc gia về việc làm đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng đối với người lao động; tối đa 2 tỷ đồng/dự án đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và không quá 100 triệu đồng/ lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm… Tuy nhiên, rất ít hộ có thể vay mức tối đa và hầu như không có doanh nghiệp nào tiếp cận được chương trình này bởi nguồn vốn dành cho giải quyết việc làm nói riêng, nguồn vốn ủy thác từ địa phương chuyển sang phục vụ giải quyết việc làm không lớn.
Cụ thể, trong quý I-2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của Bình Dương đạt trên 4.693 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương chiếm 59%/ tổng nguồn vốn, nguồn vốn địa phương chiếm 41%. Hiện chỉ có 3/9 huyện, thị xã, thành phố chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH gồm huyện Dầu Tiếng 3 tỷ đồng, huyện Bàu Bàng 3 tỷ đồng, TP.Tân Uyên 7 tỷ đồng.
Việc thiếu nguồn vốn bổ sung cho vay được xem là rào cản rất lớn trong thúc đẩy phát triển TDCSXH. Theo ông Võ Văn Đức, Giám đốc NHCSXH tỉnh, thực tế việc chuyển nguồn vốn địa phương sang NHCSXH cho vay vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch dù được thông qua song nguồn vốn vẫn chưa được phân bổ. “Những năm trước nguồn vốn ngân sách đối ứng từ tỉnh, các địa phương trung bình đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm, nhưng 3 năm liền kề gần đây nguồn vốn rất hạn hẹp, NHCSXH khó thực thi vai trò “bà đỡ” chính sách”.
Cũng theo ông Võ Văn Đức, năm 2024 nhu cầu vay vốn phục vụ 3 chương trình cơ bản như giải quyết việc làm, nhà ở xã hội và người chấp hành xong án phạt tù trên toàn tỉnh khoảng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nêu trên vẫn trong tình trạng “chờ”!