当前位置:首页 > World Cup > 【kèo chấp 1.5/2 là bao nhiêu】Mở rộng đối tượng để quản lý vốn nhà nước thống nhất, chủ động

【kèo chấp 1.5/2 là bao nhiêu】Mở rộng đối tượng để quản lý vốn nhà nước thống nhất, chủ động

2025-01-11 00:12:11 [La liga] 来源:Empire777
Mở rộng đối tượng để quản lý vốn nhà nước thống nhất, chủ động
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tăng trích lập quỹ để tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho hay, hồ sơ Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát nội dung 6 chính sách đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua. Theo đó, dự thảo Luật có 9 Chương và 92 Điều.

Mở rộng đối tượng để quản lý vốn nhà nước thống nhất, chủ động

Tháo gỡ những chồng lấn, vướng mắc trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, mong muốn Luật được sớm trình Quốc hội để thông qua, mà cơ quan quản lý cũng rất mong chờ Luật này. Bởi hiện nay, việc quản lý vốn tại doanh nghiệp đang có nhiều vướng mắc, có sự chồng lấn, khó khăn trong triển khai.

Ông Bùi Hồng Minh - Phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển doanh nghiệp.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) tổ chức hội thảo để xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia và 12 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc UBQLV là các doanh nghiệp nắm giữ phần lớn tổng vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước, có vai trò chủ lực trong các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Góp ý về nội dung dự thảo, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đánh giá cao các nguyên tắc dự thảo luật đề ra, như tách bạch quản lý vốn nhà nước và chủ sở hữu, tăng cường phân cấp gắn với giám sát, đánh giá hiệu quả theo tổng thể…

Theo ông Trương Hồng Sơn - thành viên HĐQT Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), dự thảo Luật đã cố gắng tạo cơ chế thông thoáng hơn, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp có vốn nhà nước và các doanh nghiệp có vốn khác. Đồng thời, tạo môi trường và hành lang pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

Về các nội dung cụ thể, một số doanh nghiệp quan tâm đến nội dung tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển, việc phân cấp trong doanh nghiệp F1 (doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp), doanh nghiệp F2 (doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp)…

Ông Nguyễn Hữu Tú - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho rằng, việc Bộ Tài chính đề xuất tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế tối đa 80%, tăng so với mức ở dự thảo trước đây là 30% là hợp lý để tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp, tạo sự linh hoạt, kịp thời, tăng tính hiệu quả trong việc điều hành, sử dụng quỹ.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Văn Mậu cũng ủng hộ việc nâng tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển để tạo thuận lợi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giảm rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp khi sử dụng vốn, đại diện PVN đề nghị quy định rõ hơn việc sử dụng nguồn này như thế nào, có phải là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay không.

Nhiều vướng mắc, không thống nhất trong quản lý doanh nghiệp F2

Đối với việc quản lý doanh nghiệp F2, ông Nguyễn Hữu Tú nêu thực tế ở những doanh nghiệp F2 mà tập đoàn đã thoái vốn xuống dưới 50%, không còn nắm quyền kiểm soát, thì doanh nghiệp F1 cũng chỉ có quyền hạn chế, khó có ý kiến tham gia.

Từ phía đại diện doanh nghiệp F2, ông Trương Hồng Sơn nêu một số vấn đề về việc mở rộng đối tượng điều chỉnh tới doanh nghiệp F2, bởi lâu nay doanh nghiệp F2 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Đại diện một số doanh nghiệp dầu khí khác nêu đặc thù là các dự án của doanh nghiệp đều có quy mô rất lớn, hàng chục nghìn tỷ đồng, lâu nay được thực hiện theo Luật Dầu khí. Như vậy, theo các mức quy định thẩm quyền phê duyệt trong dự thảo có thể đều phải trình lên Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.

Góp ý về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBQLV Hồ Sỹ Hùng cho biết, quản lý doanh nghiệp F2 cũng là vấn đề nổi cộm thời gian qua. Mặc dù Luật số 69 hiện hành (Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp) không chi phối đến doanh nghiệp F2, quyền hạn của doanh nghiệp F1 với doanh nghiệp F2 được hiểu theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp F1, có thể do “lo lắng”, vẫn xin ý kiến Ủy ban về các vấn đề của doanh nghiệp F2.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Bùi Tuấn Minh đã giải thích, các nội dung quy định thể hiện đúng như tên Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhà nước đầu tư vốn thì phải có sự quản lý.

Khi quản lý theo dòng vốn, thực tế có nhiều doanh nghiệp F2 rất lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội. Do đó, nhiều doanh nghiệp F1 vẫn xin ý kiến cơ quan chủ sở hữu về nhân sự, chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp F2. Hiện nay, Luật số 69 không quy định đến doanh nghiệp F2, do đó khi doanh nghiệp F1 thực hiện quản lý có rất nhiều vướng mắc và không thống nhất ở các đơn vị.

Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng đối tượng đến các doanh nghiệp F2 với mong muốn có quy định sao cho thống nhất, các doanh nghiệp dễ hiểu, dễ làm, chủ động và đảm bảo an toàn, tránh rủi ro pháp lý, chứ không phải để thêm cấp quản lý hay hạn chế quyền của doanh nghiệp, ông Bùi Tuấn Minh nêu rõ.

Bên cạnh đó, quy định này cũng tạo thuận lợi cho việc báo cáo, tổng hợp toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan.

Tuy nhiên, ông Bùi Tuấn Minh cũng cho rằng, dự thảo đang quy định với tất cả các doanh nghiệp F2. Qua các ý kiến doanh nghiệp nêu, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu để có giải pháp phù hợp thực tế của các doanh nghiệp.

Trích lập quỹ đầu tư phát triển tối đa 80% lợi nhuận sau thuế

Tại dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đã đề xuất mức trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế (Điều 15 và Điều 18) lên tối đa 80%.

Cụ thể, tại tờ trình, tiếp thu ý kiến của các cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp trong quá trình đề nghị xây dựng Luật, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án:

Phương án 1 là trích tối đa 50% lợi nhuận sau thuế, tiếp thu theo đề xuất tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.

Phương án 2 là trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế, để “đảm bảo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm, qua đó nâng cao hiệu suất đầu tư từ phần vốn của nhà nước”, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 4/4/2024 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024.

Phương án 3 để lại 100% lợi nhuận sau thuế. Theo đề nghị của một số doanh nghiệp muốn được để lại 100% lợi nhuận sau thuế sau khi thực hiện các nội dung chi, trích các quỹ đặc thù.

Trên cơ sở 3 phương án này, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện theo phương án trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读