【tài xỉu 3 1/4 là sao】Nuôi trồng thủy sản thiệt hại kinh tế trên 2.503 tỷ đồng do bão số 3

Khoảng 23.595 ha nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao,ôitrồngthủysảnthiệthạikinhtếtrêntỷđồngdobãosốtài xỉu 3 1/4 là sao ngập lụt

Tại hội nghị, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày 20/9/2024, theo báo cáo của các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 03 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng cho toàn ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Các địa phương đã sơ bộ thống kê tình hình thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản do cơn bão số 3.

Nuôi trồng thủy sản thiệt hại kinh tế trên 2.503 tỷ đồng do bão số 3
Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, thiệt hại nặng nề do bão số 3. Ảnh: TL

Theo báo cáo sơ bộ của địa phương các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt và ước thiệt hại khoảng 23.595 ha. Trong đó, Diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại 8.104,14 ha, thuỷ sản nước ngọt bị ảnh hưởng do ngập lụt 14.241 ha; diện tích nuôi nhuyễn thể và thủy sản khác là 4.070,20 ha; số lồng bè bị thiệt hại khoảng 4.592 ô lồng. Ước thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão khoảng 2.503,045 tỷ đồng.

Về giải pháp trước mắt, Bộ NN&PTNT ttiếp tục thống kê đầy đủ thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Bắc, đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN&PTNT đã cùng các cơ quan chức năng kịp thời triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Trước tiên, hỗ trợ vật liệu làm lồng, bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho người dân bị thiệt hại nhằm khôi phục sản xuất.

Cụ thể, Cục Thủy sản liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu làm lồng bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng hoặc hỗ trợ khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại. Tính đến ngày 20/9/2024, các mạnh thường quân, doanh nghiệp, công ty ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống chất xử lý cải tạo môi trường nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ với số tiền tương đương hơn 84 tỷ đồng. Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, Cục Thủy sản phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng để quan trắc cảnh báo môi trường và hướng dẫn khôi phục sản xuất.

Sẽ sớm tổ chức hội nghị hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi

Cũng theo Cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y, tính đến thời điểm này, ngành thủy sản đã nhận được gần 85 tỷ đồng, ngành chăn nuôi gần 79 tỷ đồng và ngành thú y gần 2,4 tỷ đồng từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp ủng hộ, hỗ trợ người dân bằng tiền, thức ăn, con giống, chất xử lý cải tạo môi trường… nhằm khôi phục, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ.

Tại hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp cũng đã đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể để khôi phục ngành chăn nuôi và thủy sản sau cơn bão số 3 vừa qua.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho hay, để hỗ trợ bà con tái sản xuất, không nuôi tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan sớm tháo gỡ khó khăn trong việc giao khu vực biển cho người dân để có sơ sở đầu tư; ban hành quy chuẩn mà những người nuôi biển phải thực hiện.

Nuôi trồng thủy sản thiệt hại kinh tế trên khoảng 2.503 tỷ đồng do bão số 3
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: PV

Là công ty duy nhất hiện đang sản xuất giống rong sụn nuôi cấy mô thành công tại Việt Nam, ông Đỗ Linh Phương - Giám đốc điều hành và là người sáng lập Công ty DBLP cho biết, công ty sẵn sàng hỗ trợ 1 triệu cây rong giống để giúp bà con tái sản xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi cùng bàn với các hội, hiệp hội ngành hàng để sớm tổ chức hội nghị hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất, để chu kỳ sản xuất đáp ứng được nhu cầu nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Chính phủ hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi cũng như các lĩnh vực khác một cách bền vững hơn.

Đối với công sức, vật phẩm và tiền bạc của các doanh nghiệp, hội, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân ủng hộ trong thời gian qua, Thứ trưởng khẳng định những nguồn lực này sẽ đến tận tay những người cần hỗ trợ, đúng người, đúng việc và đảm bảo công khai, minh bạch.

Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ cấp kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-TTg để khôi phục sản xuất; sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-TTg để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục hậu quả sau thiên tai. Bổ sung nguồn lực đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, cảng cá khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng điều kiện về nuôi trồng thủy sản và phòng chống thiên tai...
Thể thao
上一篇:Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
下一篇:Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều