【số liệu thống kê về pumas unam gặp necaxa】Lật tẩy luận điệu xuyên tạc xuất khẩu lao động là để người Việt “tha phương cầu thực”
Trong thời kỳ mở cửa,ậttẩyluậnđiệuxuyêntạcxuấtkhẩulaođộnglàđểngườiViệtthaphươngcầuthựsố liệu thống kê về pumas unam gặp necaxa hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ quan trọng, trong đó việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Tuy nhiên, các nhà “dân chủ” giả hiệu, số đối tượng chống đối chính trị luôn tìm cách khai thác những vấn đề nhạy cảm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động, tung tin đồn thất thiệt, gây “chiến tranh tâm lý” nhằm phá hoại chính sách đối ngoại, chủ trương cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân của Đảng, Nhà nước hoặc cố tình “đánh bùn sang ao” bôi nhọ chế độ, hạ uy tín các cơ quan chức năng có liên quan, công kích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Ảnh minh họa.
Xuyên tạc, phủ nhận chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động
Tái diễn chiêu trò “bình cũ, rượu mới”, các đối tượng thường xuyên rêu rao, xuyên tạc, đơm đặt phủ nhận những thành quả trong hợp tác quốc tế của Việt Nam khi tổ chức phối hợp đào tạo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mới đây, sau khi trang Việt Tân chia sẻ bài viết với nội dung “Ơn Đảng, ơn Chính phủ, hơn 48.000 người Việt đi xuất khẩu lao động từ đầu năm”, số tay chân cộm cán ồ ạt bình luận, chia sẻ theo dạng “té nước theo mưa” hòng định hướng dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Đáng chú ý, nội dung luận điệu xuyên tạc còn hướng tới bới móc, phủ nhận mọi nỗ lực, kết quả của cơ quan chức năng Việt Nam trong công tác quản lý di cư, bảo hộ công dân. Ngày 8/5/2024, lợi dụng việc Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần về nâng cấp quy chế thị trường cho Việt Nam, tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) tiếp tục đưa thông cáo xuyên tạc việc bảo đảm quyền của người lao động, phủ nhận vai trò của Việt Nam trong việc bảo hộ công dân ở nước ngoài. Những luận điệu đó không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn tác động gây hoang mang đối với công dân Việt Nam đang lao động tại nước ngoài.
Trong khi đó, lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như bảo đảm thực thi trong đời sống. Tại Điều 35, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động năm 2019 tại khoản 1, Điều 4 về chính sách lao động nêu rõ: “Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động”…
Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá mà phải bảo đảm hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp. Người lao động được tự do lựa chọn hình thức làm việc phù hợp, không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn. Nhà nước Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thi hành mọi biện pháp để công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích theo pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết, tham gia hoặc theo tập quán quốc tế.
Khi các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam bị xâm phạm, cơ quan đại diện có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp để khôi phục những quyền và lợi ích chính đáng đó. Trách nhiệm Nhà nước trong việc thực hiện mọi biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật sở tại, luật pháp và thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại hầu hết văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước như: Hiến pháp năm 2013 (khoản 3, Điều 17), Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Điều 5); Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 (Điều 8 và Điều 9), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020…
Những năm qua, các nhà “dân chủ” giả hiệu, các thành phần chống đối chính trị luôn tìm cách châm chọc, gieo rắc những quan điểm méo mó về vấn đề xuất khẩu lao động khi rêu rao rằng: “Đất nước yên bình, hạnh phúc mà sao dòng người Việt cứ tìm đủ mọi cách ra đi”; “người dân Việt Nam vẫn ồ ạt sang nước ngoài để bán sức lao động, đây là một điều đáng buồn cho đất nước khi dân phải bỏ xứ ra đi”… Dân gian có câu “lưỡi không xương trăm đường lắt léo, miệng không vành méo mó tứ phương”, thật đáng lên án, phê phán luận điệu của những kẻ lao động bằng nghề “dân chủ” giả hiệu, chỉ biết ngửa tay nhận tài trợ từ các thế lực thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài. Những người chuyên “ăn bám” bằng việc bồi bút xuyên tạc nhưng vì một động lực vô hình, họ bỏ qua danh dự, lòng tự trọng chê bôi đất nước, dè bìu, xỉa xoáy những người lao động chân chính.
Mặc dù công tác tuyên truyền luôn được các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các doanh nghiệp chú trọng nhưng với vỏ bọc ngụy trang “những người yêu nước”, “các nhà dân chủ”, sự trợ giúp của mạng xã hội nên luận điệu xuyên tạc được tán phát rộng rãi trên không gian mạng, tác động không nhỏ đến nhận thức của một bộ phận người dân, người lao động nhẹ dạ cả tin; gây ra sự phân tâm, lo lắng, hoài nghi về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người lao động. Đồng thời gián tiếp tác động làm giảm sự nhiệt huyết của những ai đang có dự định ra nước ngoài làm việc hoặc cố tình gây “chiến tranh tâm lý”, tạo dựng một viễn cảnh méo mó về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, gây hoang mang dư luận.
Những minh chứng sống động phản bác luận điệu xuyên tạc
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta đã đạt những kết quả vô cùng quan trọng. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước cũng như quảng bá hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Nối tiếp những kết quả tích cực đã đạt được và khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh, ngày 12/12/2022, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải gắn với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như quan hệ đối ngoại của đất nước. Và trên hết, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động luôn là ưu tiên hàng đầu.
Kết quả khảo sát gần đây cho thấy, bình quân thu nhập hàng tháng (kể cả làm thêm ngoài giờ) của lao động người Việt Nam làm việc tại nước ngoài là 400 - 600 USD (9,5 - 14,3 triệu đồng) ở thị trường Trung Đông; 700 - 800 USD (16,6 - 19 triệu đồng) ở thị trường Đài Loan… Song với lao động có tay nghề, mức thu nhập có thể đạt đến 27,5 - 34 triệu đồng/tháng (làm việc tại Đức) hoặc 52,8 - 66 triệu đồng/tháng (làm việc tại Australia). Bên cạnh đó, những hiệu ứng tích cực từ hoạt động xuất khẩu lao động còn tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến cuối năm 2023, lực lượng lao động Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trong hơn 30 lĩnh vực, ngành nghề; bình quân mỗi năm Việt Nam đã đưa hơn 100.000 người đi làm việc ngoài nước. Lượng kiều hối do người lao động ở nước ngoài gửi về trong nước hàng năm vào khoảng hơn 3 tỷ USD.
Những dẫn chứng sinh động nêu trên khẳng định xuất khẩu lao động không phải là “tha phương cầu thực” như luận điệu mà các đối tượng thường rêu rao. Bên cạnh thu nhập cao, người lao động còn có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sau khi hết thời gian lao động ở nước ngoài, những người lao động có tay nghề trở về nước sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Họ không chỉ có tay nghề mà còn có kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật do được lao động thời gian dài trong môi trường chuyên nghiệp tại nước ngoài. Đây là nguồn lực để doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng môi trường lao động kỷ luật, hiệu quả.
Những thành quả, lợi ích thiết thực nêu trên đã khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, là minh chứng chân thực bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc về chủ trương đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc của số đối tượng chống đối chính trị. Chủ trương đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài sẽ luôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, các đối tượng sẽ tiếp tục tìm cách tuyên truyền, xuyên tạc, gây chiến tranh tâm lý hòng phá hoại chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo tinh thần chỉ đạo trong Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới” sẽ đóng vai trò quan trọng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Phạm Duy (Báo Công an Nhân dân)