Từ một giáo viên dạy ngoại ngữ,ầygiongoạingữnặngduynnợvớiđờncatitửbóng đá kết quả v-league nghệ nhân Phan Minh Đức đã có lối rẽ bất ngờ, suốt 30 năm nay, anh đã góp phần không nhỏ trong việc giữ lửa, thắp truyền, lan tỏa loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử sâu rộng. Anh đã đến Hậu Giang và đang truyền nghề cho những nghệ nhân đờn ca tài tử tỉnh nhà nhiều ngày qua.
Nghề - nghiệp song hành
Sinh ra trong gia đình có cha, mẹ đều làm ngành y, học rất giỏi ngoại ngữ, nhưng nghệ nhân Phan Minh Đức nhận thấy mình rất yêu thích cải lương, thích nghe tuồng và tập tành rủ bạn bè trong xóm chơi trò chơi đóng tuồng. Vùng Lái Thiêu, Bình Dương quê anh cũng là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân gắn bó với cải lương, tài tử, nên phong trào ở nơi đây cũng phát triển khá mạnh. Nhờ vậy, tuổi thơ anh được “tắm mình” trong những giai điệu mang đậm hồn dân tộc từ những buổi xem văn nghệ, cải lương và tài tử. Dần dần, loại hình nghệ thuật này ngấm vào anh lúc nào chẳng hay.
Hết cấp 3, anh khăn gói vào Thành phố Hồ Chí Minh thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Trường Đại học Sân khấu -Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh), thi đỗ vào trường khi hát cho hội đồng tuyển chọn nghe đúng 1 câu vọng cổ. Chất giọng ngọt ngào, làn hơi đầy đặn, nội lực và nhất là phong cách tự tin, tự nhiên, đã giúp cho giọng hát đi vào lòng người, đã chinh phục hội đồng tuyển chọn và nhận về số điểm cao, đỗ vào trường. Anh cười nhớ lại: “Lúc đó, tôi hát đúng 1 câu vọng cổ, thầy kêu tôi hát thêm câu nữa là tôi gãi đầu, vì vừa run, vừa hổng có chuẩn bị… Nghĩ lại mình liều thiệt, nhưng chỉ nghĩ là thử sức nên đi thi”.
Rồi anh được học bài bản, gặp gỡ những người thầy, người cô tận tâm như nghệ nhân Bạch Huệ, Công Thành, Ca Lê Hồng… truyền dạy, từ chuyên môn đến cách sống và theo đuổi đam mê. Từ “tay ngang”, anh dần dần phát huy khả năng hát, diễn và từng bước khai thác được hết chất giọng đẹp, sắc vóc bắt sân khấu của mình. Cứ tưởng anh sẽ theo đuổi nghệ thuật. Thời trẻ, anh cũng cảm nhận được nghề này bấp bênh và rất khó để có thể có cuộc sống đủ đầy, nên anh tiếp tục học đại học ngoại ngữ và ra trường, tích cực dạy ở các trung tâm ngoại ngữ để tự xoay xở cuộc sống của mình, không phải phụ thuộc vào gia đình. Có lẽ chính suy nghĩ sâu sắc và đầy bản lĩnh này đã giúp anh có thêm điều kiện để theo đuổi đam mê đến mãi tận bây giờ.
Sau bao năm gắn bó với công tác giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, anh vẫn tranh thủ dạy ngoại ngữ, để đảm bảo thu nhập lo cho cuộc sống gia đình. Xem như anh đã thành công cả hai nghề khi niềm đam mê đủ lớn.
Đam mê truyền nghề
Nghệ sĩ Phan Minh Đức kể: Có một khoảng thời gian sau khi học xong trung cấp, tiếp tục học xong đại học, anh bỏ ngang không hát hò gì, lo dạy thêm kiếm tiền. Cho đến khi gặp nghệ sĩ Ca Lê Hồng, bà cứ nắm tay anh tiếc nuối nếu anh không tiếp tục theo nghề. “Gặp cô về, tôi suy nghĩ nhiều lắm và quyết định trở về trường, lúc này đã được nâng lên thành Trường Cao đẳng Sân khấu nghệ thuật, để tiếp tục học lên cao đẳng rồi đại học”.
Trong thời gian từ những năm 1995, anh bắt đầu tham gia nhiều hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, liên hoan dân ca, liên hoan đờn ca tài tử cấp khu vực, toàn quốc và giành hàng chục huy chương vàng. Anh còn được các nghệ nhân tài tử nổi danh tạo điều kiện để tham gia những cuộc giao lưu, truyền nghề, ở miền Đông và Tây Nam bộ. Đặc biệt, trong thời gian các tỉnh, thành có đờn ca tài tử hoàn tất hồ sơ để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chưa khi nào anh vắng mặt trong quá trình thực hiện phim tài liệu, chương trình giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử trong và ngoài nước. Chất giọng ngọt ngào, sâu lắng cùng phong cách nhẹ nhàng, đĩnh đạc của anh đã góp phần tôn vinh nét đẹp, sức sống của đờn ca tài tử trong lòng người mộ điệu.
Đến giờ, ở tuổi 50, anh có hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật. 10 năm gần đây, nghệ nhân Phan Minh Đức đã tích cực truyền nghề. Không chỉ tham gia giảng dạy ở trường, truyền nghề ở các câu lạc bộ đờn ca tài tử tại trung tâm văn hóa cấp quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh còn tích cực về các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ để chia sẻ kinh nghiệm, tiếp lửa đam mê. Anh nhớ lại: “Các nghệ nhân đã dẫn tôi vào niềm đam mê tài tử một cách nhẹ nhàng và càng lúc tôi càng hiểu rõ, hiểu sâu. Tôi thấy loại hình nghệ thuật này được vinh danh là hoàn toàn hợp lý, nó độc đáo và đặc sắc”.
Anh dạy rất kỹ những bài bản tổ, cách ca sao cho đúng, cho ra chất tài tử, để mỗi người không chỉ hiểu, mà phải hát thật hay, để lưu truyền những điều tinh túy nhất của loại hình nghệ thuật này.
Nghệ nhân Minh Đức có mặt tại Hậu Giang trong những ngày qua để truyền nghề. Nói về phong trào đờn ca tài tử ở nơi này, anh nhận xét: “Hậu Giang có nhiều người hát chuẩn lắm. Các bạn cũng đa dạng lứa tuổi, chứng tỏ việc duy trì phong trào ở đây khá tốt, cần tiếp tục phát huy. Trên nền của những nghệ nhân hát chuẩn, họ chính là những người sẽ không chỉ giữ lửa, mà góp phần truyền nghề, để loại hình này luôn được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”...
VĨNH TRÀ