Dù không ai muốn nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra và để lại nỗi ám ảnh với nhiều người,ạnlaođộketquabongda ac nhiều gia đình. Từ lao động chính của gia đình, anh Tâm đã bị chấn thương cột sống, trở thành người phụ thuộc. Hậu quả nặng nề Một buổi sáng tháng 2-2020, như thường lệ anh Trần Hữu P., ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, chào mẹ và vợ con đi làm. Những người thân của anh P. không thể ngờ rằng đó là lần cuối cùng được trò chuyện cùng anh. Bởi ngay sau đó, gia đình bàng hoàng nhận hung tin anh qua đời do bị tai nạn lao động trong lúc chở xi măng đi giao cho khách hàng. Mỗi lần nhắc đến người con trai, bà Đặng Thị Tích (mẹ anh P.) khóc nghẹn: “Đến bây giờ, tôi vẫn không tin là con trai mình đã mất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh và đột ngột, không gì đau đớn bằng cảnh “người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh”. Trong tâm thức tôi vẫn luôn hiện hữu cảnh con trai chào hỏi trước và sau khi đi làm về. Giờ tôi muốn gặp con chỉ nhìn di ảnh trên bàn thờ thôi, muốn nói gì cũng chỉ một mình tôi”. Lúc trước, anh P. làm phụ xe, do vợ anh mới sinh con trai đầu lòng, nên anh làm cho một cửa hàng bán vật liệu xây dựng gần nhà để thuận tiện lo cho mẹ già và chăm sóc vợ con. Nào ngờ, anh mới làm được hơn tuần thì xảy ra tai nạn thương tâm. “Nghe mọi người kể lại, chồng tôi chở xi măng, khi lên cầu xe bị lật, chồng tôi bị xi măng đè lên người...”, chị Nguyễn Ngọc Huyền (vợ anh P.) nghẹn ngào nhớ lại. Cũng bị tai nạn lao động trong lúc làm việc, mà anh Lê Văn Tâm, ngụ cùng ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã bị chấn thương cột sống. Ba năm đầu, anh chỉ ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người giúp đỡ. Cũng vì tai nạn lao động không thể lo cho cuộc sống gia đình, vợ anh đã bỏ ra đi, để anh ở lại cùng người cha với nỗi đau thể xác và tinh thần. Sau khi vết thương dần hồi phục, sức khỏe khá hơn, anh đã tập đi lại, để sớm trở lại cuộc sống bình thường. “Hồi trước còn đi làm có tiền lo cho cha, giờ là gánh nặng cho cha, tôi rất buồn. Chỉ mong mọi người cẩn thận hơn, đừng để tai nạn lao động là nỗi ám ảnh”, anh Tâm bộc bạch. Hậu quả từ các vụ tai nạn lao động rất nặng nề, đã để lại nỗi đau không gì khỏa lấp được trong lòng những người thân. Để lại gánh nặng mưu sinh Phần lớn những người bị tai nạn lao động là trụ cột trong gia đình nên khi họ mất đi hoặc bị tai nạn mất sức lao động, mọi gánh nặng sẽ dồn lên vai người thân. Theo bà Tích, anh P. là đứa con ngoan, anh rất siêng năng, chăm chỉ, trước giờ mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do một tay anh lo liệu. Từ ngày anh P. mất đi, cuộc sống của gia đình càng khó khăn hơn, do con còn nhỏ con dâu phải trông coi, thu nhập gia đình chỉ phụ thuộc vào số tiền ít ỏi cho thuê 5 công ruộng. Bà Tích đã ngoài 70 tuổi, lại đau ốm nên bà Tích chỉ quanh quẩn ở nhà, làm công việc nhẹ nhàng. Thắp cho con nén nhang, bà Tích rưng rưng: “Nhìn đứa cháu nội thiếu tình thương của cha, tôi đau lòng lắm! Giờ chỉ mong con dâu khỏe mạnh, vượt qua nỗi đau, để nuôi cháu trưởng thành”. Chồng mất, giờ đây mọi gánh nặng, lo toan dồn lên đôi vai người mẹ trẻ. Chị Huyền bộc bạch: “Mẹ chồng tôi lớn tuổi, không còn khả năng lao động nên lúc trước, chồng tôi là trụ cột gia đình. Giờ, anh mất, tôi cố gắng thay anh chăm sóc mẹ và con trai!”. Gia đình bà Tích vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc sống và nỗi đau mất mát vẫn chưa nguôi ngoai,... Tai nạn lao động luôn rình rập và chẳng ai có thể đoán được. Chỉ cần sơ sẩy trong một tích tắc đã phải đánh đổi cả tính mạng và để lại sau lưng là biết bao nỗi đớn đau cho người thân. Dù thời gian có qua đi nhưng với những người bị tai nạn lao động và thân nhân của họ chắc chắn nỗi đau sẽ vẫn còn. Thiết nghĩ, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc trang bị bảo hộ an toàn lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Người lao động trực tiếp cần tuân thủ quy định làm việc, sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi vào làm việc, để bảo đảm an toàn cho chính mình. Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |