Ảnh minh họa Văn bản do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký nêu rõ,ĐảmbảoantoàngiaothôngdịpQuốckhádabet vip nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2019 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các sở giao thông vận tải triển khai các hình thức bán vé, niêm yết giá vé công khai, có biện pháp tránh đầu cơ buôn bán vé và tăng giá vé trái quy định; nâng cao chất lượng vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong dịp nghỉ lễ, đặc biệt là các trục chính ra vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các đầu mối giao thông, các điểm vui chơi, du lịch. “Các đơn vị chức năng phải kiểm tra chặt chẽ sức khỏe, thời gian làm việc của đội ngũ lái xe, điều kiện an toàn của phương tiện trước khi xuất bến, giám sát vận tốc của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm” - văn bản Bộ Giao thông Vận tải nêu. Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các cục quản lý đường bộ, lực lượng thanh tra phối hợp với các sở giao thông vận tải tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, rà soát hệ thống báo hiệu đường bộ, kiểm tra lắp đặt bổ sung biển báo, thiết bị cảnh báo tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn; đồng thời, khẩn trương rà soát, xử lý các điểm đen về tai nạn giao thông. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cần tập trung xử lý các hành vi vi phạm lòng, lề đường và hành lang an toàn giao thông, giải tỏa các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; kiểm tra, chỉ đạo các trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông, có phương án tăng cường nhân lực, thiết bị phục vụ thu phí nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được giao chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương tăng cường quản lý các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo, phương tiện chở khách ngang sông; cương quyết đình chỉ các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở quá số người quy định, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển phương tiện không đảm bảo chứng chỉ chuyên môn. Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị này chỉ đạo các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch bán vé, chạy tàu hợp lý, chỉ đạo lực lượng thanh tra đường sắt phối hợp với chính quyền địa phương có đường sắt đi qua tổ chức cảnh giới tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, nhất là tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt, các lối đi tự mở, đường ngang không có rào chắn, người gác; tăng cường giám sát đội ngũ nhân viên phục vụ chạy tàu, nhất là đội ngũ trực ban, lái tàu, gác đường ngang. Đối với Cục Hàng Không Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về an ninh, an toàn hàng không, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, tai nạn tàu bay. Các hãng hàng không phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của hành khách; xây dựng phương án vận tải hành khách phù hợp, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy chuyến. Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam tăng cường kiểm tra chất lượng phương tiện, kiên quyết không cho phép các phương tiện không đảm bảo an toàn tham gia giao thông, đặc biệt chú trọng tới các xe khách giường nằm, tàu cao tốc, phương tiện chở khách từ bờ ra đảo. “Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các ban quản lý dự án, nhà thầu có phương án tổ chức giao thông, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công công trình; yêu cầu các lái xe, chủ xe chở vật liệu phục vụ dự án chở đúng trọng tải cho phép, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ” - văn bản Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ./. Theo TTXVN |