【đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia san marino gặp đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch】Khuyến cáo qua việc tái cơ cấu 2 Tập đoàn DNNN

时间:2025-01-11 04:54:36来源:Empire777 作者:Cúp C2

khuyen cao qua viec tai co cau 2 tap doan dnnn

Hợp tác liên Bộ hết sức quan trọng trong việc tái cơ cấu DNNN. Ảnh Internet

ADB đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam quá trình cải cách DNNN từ năm 1999. Tháng 6- 2009,ếncáoquaviệctáicơcấuTậpđoàđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia san marino gặp đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, ADB đã tiến hành một chương trình cho vay trị giá 630 triệu USD nhằm hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp, các hoạt động của doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp đối với một vài DNNN trên cơ sở thí điểm - với quan điểm hỗ trợ phát triển một cách tiếp cận khái quát để cải cách và tái cơ cấu các DNNN lớn.

Tập đoàn Sông Đà (SDC) và Tập đoàn Sowatco được chọn để tái cơ cấu theo đợt đầu của chương trình. SDC là tập đoàn trực thuộc Bộ Xây dựng, có khoảng 22.000 nhân viên, và có tổng giá trị tài sản là 20 tỷ đồng. Tập đoàn này tham gia chủ yếu vào các hoạt động xây dựng nhà máy thủy điện, sản xuất công nghiệp nặng, sản xuất và kinh doanh điện.

Tập đoàn Sowatco trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, có hơn 1.000 nhân viên, có tổng tài sản trị giá hơn 50 triệu USD, chủ yếu cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải và hậu cần.

ADB đã áp dụng một phương thức tiếp cận song song hướng tới hỗ trợ cải cách DNNN ở Việt Nam. Bên cạnh việc tái cơ cấu từ dưới lên đối với từng DNNN, ADB cũng làm việc với các đối tác phát triển để cải thiện môi trường thuận lợi cho cải cách khu vực DNNN trên diện rộng. Mục đích của ADB là kết nối hai nguồn hỗ trợ bằng cách phổ biến các bài học thu được từ những lần thử nghiệm tái cơ cấu này và cung cấp trở lại cho các cuộc đối thoại chính sách về chính sách cải cách khu vực DNNN trên diện rộng.

Hiện ADB vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của việc thực hiện chương trình cho vay và hai tập đoàn SDC và Sowatco chưa thực hiện kế hoạch tái cơ cấu của mình. Do đó, ADB cho rằng, những bài học kinh nghiệm cho tới nay chưa phải là sự tổng hợp toàn diện dựa trên một quá trình tái cơ cấu DNNN hoàn chỉnh, mà chỉ là những đúc rút ở giai đoạn thiết kế, tuy nhiên điều này cũng hết sức quan trọng. Bởi theo tổ chức này, giai đoạn thiết kế chương trình tái cơ cấu DNNN và tham khảo ý kiến của các bên liên quan tương ứng đã cung cấp những bài học có giá trị, được chia sẻ ngay trong giai đoạn đầu của quá trình.

Theo ADB, cải cách các DNNN là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài. Việc tái cơ cấu DNNN hiệu quả đòi hỏi sự hình thành các chính sách và khuôn khổ pháp lý toàn diện và tích hợp, cho phép Chính phủ Việt Nam đưa ra các quyết định và hành động rõ ràng. Tuy nhiên, cần một chính sách và khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ đối với tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính dự thảo “Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp”. ADB cho rằng, nếu dự thảo tốt, bộ luật này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng vững chắc cho chính sách và khuôn khổ pháp lý tổng thể cho các DNNN.

Đáng chú ý, một khuyến nghị được ADB nêu ra đó là hợp tác liên bộ rất quan trọng đối với cải cách DNNN diện rộng. Theo quan điểm của tổ chức này, sự thành công trong công tác tái cơ cấu khu vực DNNN trên diện rộng đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan. Khi cải cách DNNN sẽ có tác động đến nhiệm vụ của một số bộ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp...

Liên quan đến việc giảm thiểu những rủi ro xã hội do dư thừa lao động là điều vô cùng cần thiết. Việc chuyển đổi DNNN đòi hỏi tái phân bổ một bộ phận người lao động; quá trình này phải được xử lý cẩn thận và chủ động thông qua việc công bố một chính sách rõ ràng đảm bảo cho các biện pháp tái tuyển dụng chủ động và các chương trình giảm thiểu tác động xã hội hiệu quả.

ADB khuyến cáo, vấn đề lao động mất việc làm bắt nguồn từ việc tái cơ cấu các DNNN cần được tiếp cận thông qua các chính sách phân bổ thị trường lao động chủ động, bao gồm nâng cao kỹ năng, tạo công ăn việc làm và đào tạo khởi nghiệp, được hỗ trợ bởi những khoản thanh toán mất việc, nghỉ hưu sớm, và các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội khác. Bên cạnh những kế hoạch đào tạo vào tiếp nhận nhân viên nòng cốt, Việt Nam cần có những biện pháp đối với những lao động làm việc trong những ngành không cốt lõi phải từ bỏ công việc của mình.

ADB khuyến nghị: Việc điều hành kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp là rất phức tạp, nhất là đối với các tổng công ty. Nhằm giúp đỡ các công ty định hướng những vấn đề tái cơ cấu phức tạp, chính phủ nên quan tâm tới việc đặt một nhóm chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch tái cơ cấu.

Minh Anh

相关内容
推荐内容