Thông tin trích từ một nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2023,ơntrẻpháthaiởbệnhviệnsảnlớnnhấtnướcnămcóemmớituổtrận đấu vfl wolfsburg được Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức ngày 14-15/8.
Nghiên cứu do các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội tiến hành vào tháng 3. Theo đó, trong tất cả hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện trong năm 2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 51 hồ sơ là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1% tổng số ca phá thai tại viện trong năm.
Tuổi thai trung bình của 51 ca này là 13,5; thấp nhất là 6 tuần, cao nhất là 25. Trong số 51 trẻ vị thành niên phá thai này, 27 trường hợp thai 3 tháng đầu, chiếm gần 53%, số còn lại là phá thai to trên 12 tuần.
Theo bác sĩ Hà Duy Tiến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tác giả chính của nghiên cứu, tỷ lệ phá thai to trên 12 tuần vẫn ở mức cao, phản ánh việc trẻ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, phát hiện có thai muộn khi thai đã lớn hoặc do tâm lý lo sợ nên phân vân, chần chừ. Phá thai ở tuổi thai muộn làm tăng nguy cơ thất bại và các tai biến của thủ thuật, đặc biệt ở trẻ vị thành niên.
Độ tuổi trung bình của các "thai phụ nhí" trong nghiên cứu là 15,7; tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là gần 18; có 2 trẻ không đi học. Trong 51 trẻ này, một trường hợp từng có tiền sử phá thai.
Chỉ 3 trẻ vị thành niên (6%) sử dụng biện pháp tránh thai, điều này cho thấy trẻ thiếu kiến thức tránh thai. Nhóm nghiên cứu cho rằng giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên không chỉ dừng ở giáo dục giới tính, mà còn cần tuyên truyền tình dục an toàn, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sinh sản sớm và phá thai an toàn...
Theo bác sĩ Tiến, những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên gia tăng. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ lệ này ở Hà Nội là 0,4%, trong khi năm 2022, con số là 1,08%.
Đa số đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu còn đang đi học, nên việc phá thai có thể ảnh hưởng lớn đến việc học, tương lai của trẻ. Việc phá thai ở trẻ 12 tuổi cùng với thực tế độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu giảm xuống cho thấy việc giáo dục giới tính cần thực hiện sớm hơn trước khi trẻ có thể có phát sinh quan hệ nam nữ.
Về tâm lý, nhiều trường hợp phá thai xong, nhất là những người bị lừa dối tình cảm, người phụ nữ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bởi không thể chia sẻ được với ai. Vì vậy, theo khuyến cáo, trẻ nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe, đồng thời tránh tổn thương về mặt tâm lý sau này.
Thanh thiếu niên mang thai cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn ở tuổi trưởng thành bất kể kết quả (do phá thai hoặc sinh con) của thai kỳ.
Theo báo cáo công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế), số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) chưa có xu hướng giảm những năm gần đây, chiếm 2,5-3% tổng số phụ nữ mang thai. Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên tại các cơ sở y tế công lập. Thực tế có thể cao hơn rất nhiều do hơn 40% ca phá thai ở Việt Nam được thực hiện ở cơ sở tư nhân.
Liên quan đến phá thai ở vị thành niên, thanh niên, nhân trường hợp cô gái 19 tuổi mang thai 24 tuần đi cấp cứu sau khi tự mua thuốc phá thai trên mạng và uống rồi bị ra máu không ngừng, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho hay hiện quản lý dược ở nước ta đang có vấn đề, sử dụng đơn thuốc tràn lan, dẫn đến việc người dân có thể mua thuốc tự phá thai dễ dàng. Những thuốc này đáng ra phải quản lý theo đơn của bác sĩ sản khoa.
Theo ông, các phương pháp phá thai hiện an toàn, từ nạo hút, uống thuốc phá thai nội khoa, nhưng cần phải qua cơ sở được Bộ Y tế cấp phép.