Tại diễn đàn "Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015" ngày 31/7,ồChíMinhĐiểmđếncủanhàđầutưNhậtBảbảng xếp hạng fifa bóng đá thế giới ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. TP. Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh Osaka, Hyogo và Shiga… ký kết Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế với Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai - Nhật Bản. Bên cạnh đó, nhiều DN, tập đoàn tiêu biểu của Nhật Bản như: Nidec, Aeon, Mitsubishi, Mitsui, Toshiba… đã chọn TP. Hồ Chí Minh là điểm đến kinh doanh và đầu tư. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản nhiều nhất gồm: Bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; khoa học công nghệ.
Nhật Bản cũng là một trong những đối tác tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam với tổng số vốn khoảng 27 tỷ USD trong 20 năm qua. Trong đó, có một số dự án được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh như: Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi- kênh Tẻ giai đoạn 1 và 2, xây dựng đại lộ Đông Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt)…
Nhằm hỗ trợ DN TP. Hồ Chí Minh và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh doanh và đầu tư, thành phố đã triển khai nhiều chương trình như: Triển lãm liên minh các DN ngành công nghiệp hỗ trợ; Diễn đàn kết nối DN Việt Nam – Nhật Bản; các chương trình kết nối giao thương và các đoàn xúc tiến thương mại- đầu tư tại Nhật Bản…
TP. Hồ Chí Minh hy vọng tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của Chính phủ và cộng đồng DN Nhật Bản trong việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ODA và lựa chọn thành phố như một điểm đến ưu tiên đầu tư. Trong đó, ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp công nghệ cao. “TP. Hồ Chí Minh luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư, kinh doanh lâu dài, có hiệu quả”, ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.
Từ năm 1988 đến ngày 15/7/2015, Nhật Bản có 788 dự án còn hiệu lực trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD. |