【truc tiêp bóng đá】Lập ‘công ty ma’, mua bán hóa đơn trị giá hơn 1.000 tỷ đồng
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:46:31 评论数:
HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hào (SN 1983,ậpcôngtymamuabánhóađơntrịgiáhơntỷđồtruc tiêp bóng đá ở Cầu giấy) 48 tháng tù; Nguyễn Văn Hồng (SN 1983, anh trai Hào) 42 tháng tù; Nguyễn Văn Cường (SN 1981, ở quận Cầu Giấy) 30 tháng tù vì tội Mua bán trái phép hóa đơn.
Các bị cáo còn lại nhận án từ 9 tháng tù treo tới 20 tháng tù về cùng tội danh.
HĐXX cho rằng, hành vi mua bán hóa đơn trái phép của các bị cáo gây thất thu ngân sách nhà nước, làm rối loạn thị trường, giảm uy tín của các cơ quan và doanh nghiệp chân chính.
Các bị cáo phạm tội lặp đi lặp lại trong thời gian dài, lấy đây là nguồn thu nhập chính, thể hiện tính chuyên nghiệp.
Theo cáo buộc, các bị cáo cầm đầu đường dây mua bán trái phép hóa đơn đã mua bán lại pháp nhân của các công ty với giá từ 19-25 triệu đồng/công ty. Sau đó dùng căn cước công dân và chứng minh nhân dân của người khác để đứng tên giám đốc, ký giả chữ ký giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dấu công ty, hóa đơn giá trị gia tăng và biến các công ty này thành “công ty ma”.
Các bị cáo trực tiếp hoặc thông qua môi giới để liên hệ, trao đổi với cá nhân có nhu cầu mua hóa đơn giá trị gia tăng.
Sau khi thống nhất nội dung ghi trên hóa đơn, giá, hình thức thanh toán, giao, nhận... bên mua hoặc bên bán hóa đơn soạn thảo, in các tài liệu hợp thức như: Hợp đồng kinh tế, Biên bản giao nhận hàng hóa, Biên bản thanh lý hợp đồng... mang đến cho các bị cáo ký, đóng dấu, xuất hóa đơn viết tay hoặc hóa đơn điện tử, sau đó chuyển lại cho bên mua.
Đối với hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng (theo quy định phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng), các bị cáo sẽ hẹn môi giới, người mua trực tiếp đến ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền theo giá trị trên hóa đơn giá trị gia tăng vào tài khoản ngân hàng của công ty xuất hóa đơn, sau đó rút tiền trả lại cho người mua và trừ đi số tiền mua bán hóa đơn.
Về tiền chuyển khoản, nếu người mua không có tiền để chuyển thì thuê bên thứ 3 hoặc chính bên bán ứng tiền để chuyển khoản, lãi suất 1% trở lên.
Chuyển khoản và thu tiền xong, các bị cáo bán sẽ giao hóa đơn giá trị gia tăng và các tài liệu hợp thức cho bên mua.
Cáo trạng xác định, từ đầu năm 2020, Nguyễn Văn Hào cầm đầu một nhóm các bị cáo thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng để thu lợi bất chính.
Hào và Hồng mua lại pháp nhân của 12 công ty, rồi biến 12 công ty này thành các “công ty ma” và sử dụng để mua bán trái phép 2.413 tờ hóa đơn có nội dung với tiền hàng trước thuế là hơn 775 tỷ đồng. Số tiền mỗi bị cáo thu lợi bất chính là 1 tỷ đồng.
Để thực hiện hành vi phạm pháp, Hào thuê 3 người làm nhân viên, trả lương 8 triệu đồng/tháng để thực hiện các công việc như khởi tạo hóa đơn điện tử, lập hóa đơn giấy, rút, chuyển tiền…
Hào thừa nhận hưởng lợi từ hoạt động mua bán hóa đơn trái phép từ 2-4%, tương đương 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị cáo không hưởng trọn số tiền trên mà phải bỏ tiền chi phí thuê địa điểm hoạt động, tiền điện nước, nộp thuế…
Tương tự, đường dây của Nguyễn Văn Cường sử dụng pháp nhân của 5 công ty “ma” để mua bán trái phép 660 tờ hóa đơn với số tiền trước thuế là hơn 377 tỷ đồng.
Đường dây của Cường hưởng lợi khoảng 11 tỷ đồng. Trừ các chi phí, số tiền Cường hưởng lợi cá nhân là 1 tỷ đồng.
Trong vụ án này, CQĐT còn làm rõ hành vi phạm tội của nhóm môi giới gồm Hoàng Văn Trường, Phạm Ngọc Sơn, Tô Sỹ Lực, Hoàng Thị Phượng.
Các bị cáo này mua hóa đơn từ Trường và bán lại cho các cá nhân khác để hưởng phần chênh lệch khoảng 1%.
Cụ thể, Trường mua trái phép 31 tờ hóa đơn với giá trị hàng trước thuế là hơn 7,8 tỷ đồng, hưởng lợi 70 triệu đồng; Sơn mua 17 tờ hóa đơn giá trị hơn 22,6 tỷ đồng, hưởng lợi 20 triệu đồng; Lực mua 68 tờ hóa đơn giá trị hơn 29 tỷ đồng; Phượng mua 13 tờ hóa đơn hưởng lợi 50 triệu đồng.