Các nền kinh tếAPEC cần phải tiếp tục các hoạt động thương mại,ậnhànhthôngsuốtchuỗicungứnghànghókèo đá bóng tối nay đầu tưtự do và mở, đồng thời triển khai các sáng kiến bảo đảm vận hành hiệu quả, nhịp nhàng chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ khu vực |
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại (MRT) APEC lần thứ 27 vừa được diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch MRT - Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand-Damien O’Connor.
Hội nghị MRT 27 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, gây nên những bất ổn kinh tế, xã hội chưa từng có trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ các nỗ lực mạnh mẽ trong việc đưa vào triển khai sản xuất và tiêm chủng vắc-xin, các chương trình hỗ trợ tài chínhtại một số quốc gia, cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn tại nhiều nền kinh tế, kinh tế toàn cầu năm nay được dự báo sẽ đạt được những cải thiện rõ rệt so với năm 2020.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo đạt mức 6% vào năm 2021 và 4,4% vào năm 2022 so với mức sụt giảm -3,3% trong năm 2020.
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nhà phân tích vẫn lạc quan khi dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn khu vực APEC sẽ tăng trở lại đạt mức 5,7% năm 2021 và 4,1% năm 2022, so với mức sụt giảm -1,9% trong năm 2020.
Các Bộ trưởng APEC thảo luận và đề xuất các chính sách thương mại nhằm ứng phó với đại dịch, với những giải pháp được đưa ra bao gồm việc đảm bảo thị trường mở, thúc đẩy lưu chuyển thuận lợi của thương mại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng vaccine an toàn và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Để bảo đảm kinh tế phát triển và duy trì ổn định xã hội, các thành viên APEC cần đồng lòng, quyết tâm duy trì thương mại, đầu tư tự do và mở; tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, bảo đảm vai trò đầu tàu của APEC tại châu Á – Thái Bình Dương.”
Về các biện pháp trong APEC nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ trưởng khẳng định tính cần thiết của các sáng kiến nhằm thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa và dịch vụ trong khu vực, đặc biệt thông qua việc triển khai các nội hàm đã được đề cập tại Tuyên bố MRT năm 2020 về tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa thiết yếu.
"Vấn đề cấp bách hiện nay là sản xuất và phân phối vaccine. Đây là vấn đề nhân đạo và cũng được coi là phương thức hữu hiệu nhất để đảm bảo sức khoẻ cho người dân và cộng đồng. Việt Nam ủng hộ các hoạt động hợp tác APEC, giúp bảo đảm cung ứng và sản xuất vaccine an toàn, hiệu quả, công bằng và kịp thời, giảm thiểu các rào cản về sở hữu trí tuệ, tăng cường chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine", Bộ trường Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Với tinh thần đó, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam nhất trí thông qua tuyên bố riêng của Hội nghị Bộ trưởng lần 27 về chuỗi cung ứng vaccine Covid-19.