【kqbd ả rập xê út】Nhận diện âm mưu, thủ đoạn phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời đại số

时间:2025-01-10 18:11:05 来源:Empire777

Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,ậndiệnâmmưuthủđoạnpháhoạinềntảngtưtưởngcủaĐảngtrongthờiđạisốkqbd ả rập xê út phản bác các quan điểm sai trái thù địch hiện nay đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên tạc, hướng lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm.

Những âm mưu, thủ đoạn phá hoại trong thời đại số

Thời đại công nghệ số 4.0 làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội. Từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ sẽ xuất hiện nhiều hơn một số xu thế mang tính phổ quát bên cạnh những giá trị chung, truyền thống trong quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau. Đó là xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá thể hóa; xu thế đổi mới quản lý, quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình (chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng cường nguồn lực cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); xu thế tăng cường vai trò giám sát của người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Tuy nhiên, các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn công nghệ số được các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng, thực hiện tinh vi và xảo quyệt, nguy hiểm hơn.


Ảnh minh họa.

Trong thời đại công nghệ số đang phát triển như vũ bão, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí điện tử ở nước ngoài. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ uy tín lãnh tụ, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ; triệt để khai thác các sự kiện chính trị, ngoại giao, những vấn đề nhân sự, nội bộ với các thông tin chưa được kiểm chứng để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Chỉ cần sở hữu phương tiện điện tử (điện thoại thông minh, laptop) có kết nối Internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi nơi, mọi lúc. Tình trạng các hội, nhóm chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin sai trái, tin không rõ nguồn, chưa được kiểm chứng… xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung.

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Thông qua các hội, nhóm, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền thông tin, hình ảnh thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, có tư tưởng kỳ thị, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Việc lợi dụng các quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng. Theo dữ liệu thống kê từ We are Social, tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số. Chỉ tính trong hai năm 2021, 2022, số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã tăng 5 triệu người (6,9%). Với độ phủ sóng rộng cùng một lượng lớn thời gian hoạt động và tương tác trên không gian mạng, những gì người sử dụng thu nhận được sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là ở nhóm đối tượng vị thành niên - lứa tuổi dễ đi theo những luồng tư tưởng mới, dễ bị tổn thương và kích động tâm lý.

Thông qua các nền tảng không gian mạng trong thời đại số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài, hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những nội dung thật giả lẫn lộn, sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống thông tin mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian kiểm duyệt thông tin; ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn đã dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân, nhất là những người có tâm lý hiếu kỳ, tò mò muốn dò tìm các thông tin không chính thống. Những cái “bẫy thông tin” mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được thật giả và bị những dòng thông tin sai lệch này dẫn dắt.

Đổi mới hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tình hình trên cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong thời đại công nghệ số hiện nay là rất khó khăn, phức tạp. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được hình thành trên cơ sở tổng kết thực tiễn gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nghị quyết số 35-NQ/TW nêu rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị là một trong những nội dung trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ uy tín, hình ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Thực tế, những quan điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và cộng đồng. Mỗi người khi sử dụng mạng internet cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch để không tin, không bị lôi kéo, dẫn dắt trước các thông tin xấu, độc.

Hải Vân - Bình Nguyên (Báo Công an Nhân dân)

推荐内容