Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu về đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm nuôi tôm nói riêng.
Bộ Tài chính cho biết,ẽlàmrõđiềukiệnđểtiếptụcthựchiệnbảohiểmthủysảsoi keo atlanta ngày 1/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại 20 tỉnh, thành phố, trong đó có thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm, cá.
Theo đó, sau 3 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã đạt được một số kết quả tịch cực. Cụ thể, số lượng hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm là 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp; tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,8 tỷ đồng; tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp là 394 tỷ đồng; tổng số tiền bồi thường bảo hiểm là 712,9 tỷ đồng.
Trong đó, riêng đối với bảo hiểm tôm, cá có 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm; giá trị được bảo hiểm là 2.883,7 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm là 218,1 tỷ đồng; số tiền bồi thường bảo hiểm là 675,9 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ Tài chính, bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm phức tạp, lần đầu làm thí điểm; địa bàn triển khai rộng, trải dài trên 20 tỉnh, thành phố. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm nông nghiệp, tuy nhiên, so với yêu cầu triển khai vẫn còn mỏng, nên gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ và quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong bảo hiểm nông nghiệp diễn ra bất thường, một số nơi xảy ra tổn thất lớn, trên diện rộng (đặc biệt tổn thất đối với tôm, cá) do đó phạm vi, mức độ thiệt hại về mặt tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm lớn.
Riêng đối với bảo hiểm tôm, cá, trong quá trình triển khai, các hộ nuôi trồng cũng chưa có ý thức thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời, do đặc thù của việc nuôi trồng nên doanh nghiệp bảo hiểm, Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp địa phương cũng không kiểm soát được rủi ro nên tổn thất đối với bảo hiểm tôm, cá lớn (theo báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 218,2 tỷ đồng, trong khi tổng số tiền đã bồi thường là 675,9 tỷ đồng).
Mặt khác, các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài cũng không muốn nhận tái bảo hiểm tôm cá, vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái bảo hiểm. Trường hợp, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm tôm, cá mà không thu xếp được tái bảo hiểm ra nước ngoài, với tổn thất như thời gian vừa qua, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 05/TB-VPCP ngày 7/1/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với một số địa phương để thảo luận, làm rõ những điều kiện, yêu cầu cần thiết, để có thể tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực thủy sản" văn bản nêu rõ./.
Hồng Chi
顶: 39踩: 45933
【soi keo atlanta】Sẽ làm rõ điều kiện để tiếp tục thực hiện bảo hiểm thủy sản
人参与 | 时间:2025-01-11 06:55:58
相关文章
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Mùa Valentine, hoa tươi đội giá gấp đôi
- Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội
- Xuất hiện vàng mã hình vắc xin, chai xịt khuẩn, đồ bảo hộ Covid
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- Mẹo mua sắm tiết kiệm ở siêu thị
- Giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT?
- Tháo “nút thắt” nhân lực
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Đầu tư vào đâu để tiền sinh lời?
评论专区