* Mỹ kêu gọi Trung - Nhật giảm bớt căng thẳng
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun ngày 27-9 xác nhận các tàu chiến của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).
Ông Yang nói các tàu này đã tiến hành “tuần tra và huấn luyện quân sự ở quần đảo Điếu Ngư”,ếnTrungQuốcđếngầnSenkakuĐiếuNgưtỷ số bóng đá net quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản áp sát tàu hải giám 66 của Trung Quốc (phải) tại vùng biển Senkaku - Ảnh: AFP |
Tân Hoa xã dẫn lời ông Yang đáp lại một câu hỏi từ truyền thông về những thông tin trên báo chí Nhật Bản về việc hai tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển quần đảo tranh chấp. Ông Yang nhắc lại lập trường của Bắc Kinh coi Senkaku/Điếu Ngư là “một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và cho rằng các tàu chiến nước này hoàn toàn có quyền hợp pháp hoạt động ở đây, theo Tân Hoa xã.
“Quân đội Trung Quốc có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó nhanh chóng với những tình huống khẩn cấp trên biển và trên không cũng như hợp tác với cơ quan giám sát và ngư nghiệp hàng hải bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi pháp luật, đánh bắt cá cũng như thăm dò, khai thác dầu và khí đốt”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Yang.
* Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 27-9 lên tiếng hối thúc Trung Quốc và Nhật Bản bình tĩnh hơn trong tranh chấp quần đảo ngoài biển Hoa Đông làm quan hệ hai nền kinh tế lớn nhất châu Á căng thẳng.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters |
Bà Clinton gặp người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề hội nghị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York và nói điều quan trọng là phải giảm bớt căng thẳng giữa hai bên, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton một lần nữa hối thúc các bên bình tĩnh, bà cho rằng Nhật Bản và Trung Quốc cần đối thoại để làm dịu tình hình - quan chức này cho biết - Chúng tôi cho rằng Nhật Bản và Trung Quốc có những nguồn lực, khả năng kiềm chế cũng như hợp tác để giảm bớt căng thẳng, đó là thông điệp của chúng tôi cho cả hai phía”.
Trong cuộc đối thoại kéo dài khoảng một giờ bên lề hội nghị Liên Hiệp Quốc ngày 26-9, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba đã hối thúc Trung Quốc kiềm chế, trong một cuộc gặp được mô tả là “căng thẳng” với ông Dương Khiết Trì.
Mỹ đã nhiều lần nhắc lại lập trường rằng họ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Trong cuộc gặp với ông Dương, bà Clinton cũng nhắc tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, bao gồm đồng minh của Mỹ là Philippines. Trong đó, bà Clinton hoan nghênh quyết định của Bắc Kinh nối lại những cuộc gặp không chính thức với các thành viên của ASEAN, gần nhất là tại Campuchia hai tuần trước.
(Theo TTO)