Sáp nhập đã có đôi
TheộrõcáccặpđôingânhàngsauĐạihộicổđôkết quả scotlando Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tại đại hội cổ đông được tổ chức ngày 17-4, Hội đồng Quản trị BIDV đã báo cáo về kế hoạch sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào BIDV. Đây là một trong những bước đi của lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi xin ý kiến từ Đại hội cổ đông về phương án sáp nhập, ngày 25-4-2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 589/QĐ-NHNN chấp thuận MHB sáp nhập vào BIDV.
Lộ trình sáp nhập MHB vào BIDV thực hiện tể từ ngày 5-5-2015. Theo Quyết định của NHNN, BIDV có trách nhiệm tiếp nhận còn MHB có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của MHB.
Dự kiến ngày 22-5-2015, toàn bộ công tác bàn giao MHB về BIDV sẽ được hoàn tất. Ngày 25-5-2015, BIDV cùng MHB sẽ thực hiện ký biên bản bàn giao sáp nhập chính thức cấp hệ thống; ngân hàng sau sáp nhập chính thức mang tên gọi là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Với nguyên tắc "giữ nguyên trạng và hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1”, việc sáp nhập dự kiến sẽ không gây xáo trộn về hoạt động kinh doanh cũng như biến động trước, trong và sau khi sáp nhập.
Việc sáp nhập MHB vào BIDV không chỉ giúp BIDV mở rộng mạng lưới, nền khách hàng mà còn tăng cường năng lực của BIDV trong mảng nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của BIDV trở thành định chế tài chính Việt Nam vững mạnh, có chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng trong khu vưc và Thế giới.
Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank - MSB) và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank - MDB) vừa công bố hợp đồng sáp nhập.
Theo đó, sau sáp nhập, MDB sẽ bàn giao toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, tổng tài sản, lợi ích hợp pháp sang cho Maritime Bank và chấm dứt sự tồn tại của MDB. Theo báo cáo tài chính, cuối năm 2013, MDB có tổng tài sản 6.437 tỷ đồng và vốn điều lệ 3.750 tỷ đồng.
Maritime Bank sẽ tiếp tục tồn tại và sử dụng tên gọi, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu của Maritime Bank như trước ngày sáp nhập.Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ đồng, của MDB là 3.750 tỷ đồng, và sau hợp nhất ngân hàng sẽ có tên là Maritime Bank (MSB) với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng.
Lợi ích sau sáp nhập
Ngày 27-4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Tại đại hội, ABBank cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ nhằm tăng cường năng lực tài chính, chuẩn bị cho việc tái cấu trúc. Theo đó, dự kiến trong năm 2015, vốn điều lệ của ABBank sẽ tăng từ gần 4.800 tỷ đồng lên 5.320 tỷ đồng.
Trong năm 2015, ABBank tiếp tục chủ động tái cơ cấu theo chính sách của NHNN nhằm tăng cường năng lực tài chính, gia tăng quy mô và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Song song với công tác tự tái cấu trúc ABBank đã và đang thực hiện từ năm 2012, năm 2015, ABBank cũng chủ động chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực và nền tảng để thực hiện hợp nhất/ sáp nhập với tổ chức tín dụng tốt, có định hướng phát triển cũng như văn hóa doanh nghiệp phù hợp với ABBank.
Tại Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng Phương Nam chiều 20-4-2015, vấn đề sáp nhập cũng được các cổ đông quan tâm. Hiện tại, thương vụ sáp nhập đã đi được 90% chặng đường. Vì thế HĐQT xin đại hội tiếp tục ủy quyền cho HĐQT được tiếp tục nhiệm kỳ để làm bước còn lại cuối cùng là thực hiện sáp nhập.
Ông Trầm Bê, Cố vấn cao cấp của Southern Bank, đồng thời là Phó Chủ tịch thường trực Sacombank cũng cho biết, phương án sáp nhập giữa hai bên sẽ thực hiện trong quý 2/2015. Hiện tại ngân hàng chỉ chờ Thống đốc NHNN phê duyệt phương án sáp nhập.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2015, trong đó vấn đề quan trọng là xin ý kiến về việc sáp nhập PGBank.
Theo trình bày của ban lãnh đạo VietinBank tại Đại hội cổ đông, việc sáp nhập là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước; Tạo cơ hội cho VietinBank đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu thông qua việc kết hợp với PGBank và Petrolimex (cổ đông lớn của PGBank).
Sau sáp nhập, tổng tài sản của VietinBank sẽ tăng thêm trên 25.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 3.000 tỷ đồng lên trên 40.000 tỷ. Chi nhánh được mở rộng trong bối cảnh việc mở mới này bị NHNN siết chặt. VietinBank có thể khai thác mạng lưới của Petrolimex cùng các dịch vụ tài chính đi kèm (hơn 6.200 cây xăng, trong đó 2.200 cây xăng của Petrolimex), đẩy mạnh dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng của Petrolimex.
Những thương vụ sáp nhập đang hình thành, nhiều cặp đôi ngân hàng được cổ đông đánh giá tốt, nhưng vấn đề quyền lợi sau sáp nhập cũng đang được lãnh đạo các ngân hàn bàn bạc, thống nhất. Trong đó, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu sau sáp nhập luôn được cổ đông và nhà đầu tư quan tâm.
顶: 64354踩: 3966
【kết quả scotland】Lộ rõ các “cặp đôi” ngân hàng sau Đại hội cổ đông
人参与 | 时间:2025-01-10 22:00:39
相关文章
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- Thừa Thiên – Huế: 420 học sinh nhận học bổng 'Vì em hiếu học'
- Mini Clubvan– chiếc xe tải cỡ nhỏ
- Lượng ô tô nhập khẩu tháng 11 tăng 53%
- Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- Mẫu xe độ từ bản BMW R nineT phong cách truyền thống
- Kiến nghị kiểm tra, thanh tra việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa
- Ấn tượng Mercedes
- Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- BMW X3 đã có mặt tại Việt Nam
评论专区