游客发表
Ông Ngô Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Kiên Giang |
Từ đầu năm đến nay, Hải quan và các lực lượng chống buôn lậu khác tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh… đã phát hiện, bắt giữ các vụ nhập lậu gỗ qua biên giới. Đầu tháng 9-2013, Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước- Cục Hải quan Đồng Tháp phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan Đồng Tháp, Phòng Cảnh sát quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh, Công an xã Thường Thới Hậu A tiến hành tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới, phát hiện một phương tiện thủy có dấu hiệu vận chuyển hàng lậu nên yêu cầu kiểm tra. Trên chiếc ghe này, phía trên chất đầy các bao PP chứa rơm. Thế nhưng phía dưới là 77 tấm gỗ xẻ được cất giấu rất kỹ. Nếu không có nghiệp vụ sẽ rất khó nhận ra. Người điều khiển phương tiện xác nhận hàng hóa mang từ Campuchia về Việt Nam, không có giấy tờ gì chứng minh là hợp pháp. Đối tượng tên Hồng Văn Cuộc, sinh năm 1988, ngụ tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp khai nhận chở thuê số gỗ trên cho một người đàn ông Campuchia, về giao hàng tại khu vực kênh Long An - thị xã Hồng Ngự - Đồng Tháp với tiền công là 500.000 đồng/chuyến. Điều đáng lưu ý là đối tượng khai nhận chủ hàng sẽ theo sau và chỉ địa điểm giao hàng chính xác khi về Việt Nam. Khi người chở thuê bị phát hiện, chủ hàng người Campuchia đã “bỏ của chạy lấy người”. Số gỗ nhập lậu trên là Căm xe, nhóm II, trị giá khoảng 30 triệu đồng.
Còn tại biên giới Kiên Giang, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hà Tiên- Cục Hải quan Kiên Giang cũng đã phát hiện 2 vụ nhập lậu trên 500 hộp gỗ (gổ đã xẻ thành khối vuông nhỏ) các loại như gỗ hương, gỗ trắc, tổng trị giá khoảng 50 triệu đồng. Tại Kiên Giang, tình trạng buôn lậu gỗ trên biên tuyến ven biển Hà Tiên cũng diễn biến phức tạp. Theo Cục Hải quan Kiên Giang, các đối tượng thường sử dụng ghe máy loại nhỏ, vận chuyển nhiều lần, cất giấu tại các bãi bùn, chờ cơ hội khi không có lực lượng chức năng để vận chuyển vào nội địa. Với quân số mỏng như hiện này, việc tổ chức tuần tra 24/24h tại khu vực biên giới đường bộ và tuyến ven biển hầu như là bất khả thi đối với lực lượng kiểm soát nên công tác chống buôn lậu nói chung và buôn lậu gỗ nói riêng gặp không ít khó khăn.
Gỗ lậu do Hải quan An Giang phát hiện. Ảnh: Đ.N |
Gỗ lậu do Hải quan Kiên Giang bắt giữ. Ảnh: ST |
Ông Trần Văn Thổ - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hưng Điền- Long An |
Tại biên giới thuộc Tây Ninh, cuối tháng 11 vừa qua, Công an huyện biên giới Tân Châu đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Kính Vinh, 38 tuổi và Phan Văn Thắng, 29 tuổi cùng ngụ huyện Tân Châu đang vận chuyển 171 lóng gỗ xẻ bằng xe ô tô tại khu vực xã Tân Hà, huyện Tân Châu. Số gỗ trên đều là các loại gỗ quý hiếm, trong đó có 164 lóng gỗ trắc và 7 lóng gỗ giáng hương. Địa bàn biên giới Tây Ninh giáp với Campuchia chủ yếu là đường rừng với nhiều lối mòn, các đối tượng buôn lậu có thể cắt rừng chở gỗ lậu vào ban đêm, tổ chức canh đường để đưa gỗ lậu vào nội địa. Theo các cơ quan chức năng Tây Ninh, khu vực biên giới Tây Ninh vẫn đang tồn tại tình trạng các đối tượng tập kết gỗ lậu được vận chuyển từ Campuchia sang, tìm cách đưa vào các xưởng mộc và “hô biến” thành gỗ nội địa. Sau đó các đối tượng sẽ chế biến bàn ghế, vật dụng gia đình cao cấp và bán vào thị trường.
Ngoài ra, ngoài việc tổ chức vận chuyển gỗ lậu, thời gian qua xuất hiện tình trạng các DN được phép nhập khẩu gỗ đã cố tình nhập khẩu nhiều hơn so với giấy phép. Điển hình như vụ Đội thủ tục Chàng Riệc thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát – Cục Hải quan Tây Ninh đã phát hiện Công ty TNHH MTV H.P.L mở tờ khai tạm nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc. Ngoài số gỗ theo tờ khai, công ty này còn “bỏ thêm” 6,6 m³ gỗ trắc và 0,8 m³ gỗ hương, trị giá trên 308 triệu đồng. Hiện nay, các DN nhập khẩu gỗ về Việt Nam theo giấy phép đều có mở tờ khai tại các cửa khẩu phía Nam. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK theo giấy phép, Hải quan các tỉnh đều lưu ý việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng lợi dụng giấy phép để nhập lậu gỗ qua biên giới.
Đăng Nguyên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接