游客发表

【lich thi dau as roma】Có bắt buộc tăng cường vi chất vào thực phẩm?

发帖时间:2025-01-11 01:29:51

Các mặt hàng đối diện với biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ rất đa dạng như: đồ gỗ, thủy sản, pin mặt trời, máy xịt rửa áp lực cao, thép...
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản kiến nghị quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Mới đây, 5 hiệp hội, hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc đã gửi văn bản tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Ban soạn thảo xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) về vấn đề trên, cụ thể là việc sửa đổi và tiến độ sửa đổi một số nội dung thuộc Nghị định 09 theo quyết nghị tại Nghị quyết 19/2018/NQ-CP của Chính phủ và một số văn bản chỉ đạo điều hành có liên quan.

Theo phản ánh của các hiệp hội, ngày 29/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 9 khiến cộng đồng doanh nghiệp nhiều ngành hàng thực phẩm gặp nhiều khó khăn suốt hơn 7 năm qua đối với cả chế biến thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đó là: “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” và “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.

Sau nhiều báo cáo phản ánh kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp các ngành thực phẩm ngay từ đầu năm 2017 tập trung xung quanh quy định “…chế biến thực phẩm”, ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19), nêu rõ “Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: “bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.

Theo các hiệp hội, tiếp thu phản ánh của doanh nghiệp, từ tháng 3/2023 đến tháng 1/2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành 2 văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà “Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP và Công văn 10520/VPCP-KGVX” và trình Chính phủ trong quý III/2024.

Tới nay, Dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các bộ ngành, các tổ chức quốc tế và một vài hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối I-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.

Suốt 7 năm qua, từ năm 2017, trên tinh thần góp ý vào sự an toàn của người dân và sự phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế thực phẩm các hiệp hội ngành hàng thực phẩm đã có nhiều văn bản báo cáo, kiến nghị gửi tới Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan về những nội dung bất cập trên thể hiện tại Nghị định 09.

Theo VASEP, cùng với văn bản kiến nghị, ngày 15/7, các hiệp hội đồng tổ chức Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm” tại TPHCM.

Tại hội thảo các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành thực phẩm đã phản ánh những khó khăn, bất cập mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc tuân thủ Nghị định 09. Từ đó, đóng góp ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, đưa ra các khuyến nghị chính sách hợp lý và thực tiễn tới Bộ Y tế, nhằm điều chỉnh dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09 theo hướng hợp lý, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm và các hiệp hội tiếp tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung I-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm. Việc này phải được thể hiện ngay trong bản Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 09, để tháo gỡ bất cập và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp thực phẩm sản xuất trong nước và xuất khẩu.

    热门排行

    友情链接