会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả u21 phần lan】Tủ bánh mì yêu thương!

【kết quả u21 phần lan】Tủ bánh mì yêu thương

时间:2025-01-25 22:43:54 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:844次

Báo Cà Mau(CMO) Ðối với người lao động nghèo, người có hoàn cảnh kém may mắn, cuộc sống ngày càng chật vật hơn từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến nay. Với ý nghĩ cùng chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, “tủ bánh mì yêu thương” phần nào giúp họ vơi bớt nỗi lo khi nhận được ổ bánh mì thơm ngon lót dạ, ấm lòng để bắt đầu một ngày mới mưu sinh.

“Tủ bánh mì yêu thương” đều đặn hoạt động vào mỗi sáng thứ Tư hàng tuần là tâm huyết của chị Phạm Thị Ngọc Thảo (đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau) trong suốt hơn 3 năm qua. Là Tổng phụ trách Ðội Trường Tiểu học Phường 6/2 (Phường 6, TP Cà Mau), cũng là Trưởng nhóm Thiện nguyện Sức sống tuổi trẻ Cà Mau, dù bận rộn với công việc ở trường và thiện nguyện, nhưng chị Thảo luôn mong muốn kết nối, sẻ chia với cộng đồng.

Từ năm 2018 đến nay, rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật đang làm công việc như bán vé số, chạy xe ôm ở TP Cà Mau không lo đói vào mỗi buổi sáng thứ Tư. Vì cứ đến trước nhà chị Thảo từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút sáng sẽ nhận được 1 ổ bánh mì chả lụa thơm ngon lót dạ.

Ổ bánh mì đến tay người bán vé số cùng lời thăm hỏi buổi sáng.

Ông Ðặng Thái Sơn (Khóm 2, Phường 6) làm nghề chạy xe ôm hơn 10 năm nay. Ông là trụ cột chính trong gia đình, vợ ông làm nghề tạp vụ cho một nhà hàng, nuôi hai đứa cháu nhỏ. Những năm trước, mỗi ngày ông chạy xe ôm có thể kiếm được trên dưới 200.000 đồng, nhưng từ khi có dịch bệnh đến nay, khách vắng nên thu nhập chỉ còn một nửa. Với thu nhập ít ỏi từ nghề chạy xe ôm, để trang trải cuộc sống hàng ngày, với ông, những ổ bánh mì yêu thương này vô cùng ý nghĩa.

“Mới lần đầu tôi không biết có người làm bánh mì không phải bán mà đem tặng như vậy. Dù không lớn lao về giá trị nhưng giúp tôi bữa ăn sáng lót dạ, vì sáng sớm tôi chưa kiếm ra được đồng nào”, ông Sơn chia sẻ.

Cũng làm nghề chạy xe ôm, nhưng đều đặn thứ Tư mỗi tuần, ông Ðặng Duy Tân lại trở thành shipper, mang 10 ổ bánh mì 0 đồng đến cho những người trong Hội Người mù. Ông Tân bộc bạch: “Mình chạy xe ôm, sẵn có xe thì đến đây nhận bánh mì về cho những người kém may mắn trong Hội Người mù để họ ăn sáng, có thêm động lực và sức khoẻ làm việc”.

Bắt đầu từ 5 giờ sáng, chị Thảo đã thức lấy bánh mì, chả lụa về để làm. Chuẩn bị sẵn các khâu, hơn nửa tiếng sau là có sẵn những ổ bánh mì chả thơm ngon kịp tặng người bán vé số, chạy xe ôm và các em nhỏ đi học buổi sáng.

Chị Thảo chia sẻ: “Tôi muốn cho người lao động buổi sáng có gì đó ăn nhanh, gọn mà vẫn đảm bảo no, đủ chất để đỡ tốn chi phí. Mỗi thứ Tư hàng tuần, tôi đều chuẩn bị khoảng 100 ổ bánh mì chả. Trung bình 1 tháng chi phí để làm bánh mì yêu thương khoảng 3-4 triệu đồng”.

Ổ bánh mì của chị Nhung làm đầy ắp chả, khi có người đến nhận thì chị chan thêm nước xốt xíu mại để bánh mì không bị khô.

Một ổ bánh mì bao tấm lòng trao gởi, nhiều người nhận thấy ý nghĩa từ việc làm của chị Thảo nên tiếp sức: người gởi tặng bánh mì, người gởi chả, rau, dưa leo…, người góp tiền cùng chị Thảo sẻ chia với người nghèo. Vì vậy, đều đặn mỗi tuần, tủ bánh mì luôn đầy ắp những ổ bánh mì trao tận tay người nhận.

Ngoài tủ bánh mì yêu thương, chị Thảo còn sáng tạo ra tủ quần áo yêu thương, tặng khẩu trang, nước rửa tay và những nhu yếu phẩm cần thiết để san sẻ với người nghèo trong lúc dịch bệnh. Tủ bánh mì yêu thương trở thành cầu nối những tấm lòng sẻ chia, như thông điệp về lối sống đẹp lan toả trong cộng đồng.

Cùng suy nghĩ muốn san sẻ với những người lao động mưu sinh, chị Phạm Thị Hồng Nhung (đường 3/2, Phường 6, TP Cà Mau) cũng học hỏi từ chị Thảo. Dù mới hoạt động hơn 1 tháng nay và bận rộn với 2 đứa con nhỏ cũng như công việc bán hàng Online, nhưng chị Nhung vẫn tranh thủ thời gian buổi sáng thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần để làm bánh mì trao đến những người lao động nghèo.

Ðược sự trợ giúp và ủng hộ từ gia đình, chị có thêm động lực để tiếp tục công việc này đều đặn. Chị Nhung cho biết: “Mẹ mình có làm các loại chả, pate, chà bông để bán, nên cũng phụ chuẩn bị hết từ các khâu mua bánh mì, để nguyên liệu vô bánh mì và chở đến đây cho mình. Có hôm thì mẹ đổi món, nấu xôi để người ăn đỡ ngán. Dù cực nhưng hai mẹ con rất vui và hạnh phúc lắm. Tủ bánh mì yêu thương mình mới làm gần đây nên có những hôm bánh mì bị “ế”, vì còn ít người biết đến. Những ngày tới trưa mà còn nhiều bánh mì thì mình chạy xe máy đi đến những nơi có nhiều người bán vé số hoặc bán ve chai, chạy xe ôm để gởi cho họ. Nhiều người thấy thương lắm, nhận bánh mì xong còn gởi lại cho mình 10.000 đồng, 5.000 đồng, 2.000 đồng… để góp với mình chia sẻ cho những người khó khăn hơn”.

Chị Nhung nghĩ rằng, những người bán vé số dạo vất vả lắm, được 10 tấm vé số mới mua được 1 ổ bánh mì, nên chị muốn giúp họ chia sẻ một khoản tiền ăn sáng. Như bà Võ Mỹ Hồng (Phường 5, TP Cà Mau) đã bán vé số hơn 7 năm nay. Tranh thủ đi bán vé số từ 5 giờ sáng cho mấy người tập thể dục để về sớm chăm 2 đứa cháu nhỏ ở nhà, bà Hồng kể: “Lúc trước, khi chưa có dịch bệnh bán được hơn 200 tờ, từ khi có dịch đến giờ, mỗi ngày bán hơn 100 tờ, người ta hạn chế tiếp xúc với mình nên ít người mua. Nhờ có ổ bánh mì ăn sáng cũng có sức để bán đến trưa rồi về nhà nấu cơm ba bà cháu ăn”.

Ông Trương Như Hợp (Khóm 2, Phường 6) dù đã gần 70 tuổi nhưng hàng ngày vẫn cọc cạch đạp xe đi thu nhặt và mua bán ve chai. Thấy ông Như chạy ngang, chị Nhung liền í ới gọi chú vào lấy bánh mì. Ðây là lần đầu được nhận bánh mì miễn phí, chú thấy là lạ nên hơi chần chừ rồi mới vòng xe lại. Chú hỏi: “Sao cho tui bánh mì vậy cô?”. Chị Nhung nói: “Sáng thứ Ba với thứ Sáu con có làm bánh mì để đây, chú có đi ngang đây thì ghé lấy ăn sáng nha. Chú có quen ai không có tiền ăn sáng thì rủ lại đây luôn nha!”.

Tủ bánh mì của chị Nhung mỗi ngày làm khoảng 50 ổ bánh mì, chi phí khoảng 500.000 đồng. Có người gởi tiền ủng hộ chị mua bánh mì, có người gởi thêm gạo, nước tương, chao… để chị giúp chia cho người nghèo.

Vất vả đi bán hàng rong, bán vé số, lượm ve chai, chạy xe ôm…, 1 ổ bánh mì chỉ hơn 10.000 đồng, đối với người nghèo là số tiền không nhỏ. Và giá trị về tình yêu thương, sự sẻ chia giữa người với người thì vô giá, người cho hay người nhận đều thấy vui và hạnh phúc. Dù công việc, cuộc sống của chị Thảo, chị Nhung và nhiều người nữa không giống nhau, nhưng họ đồng hành, đồng cảm với nhau bằng lối sống đẹp giữa đời.

Mỗi ổ bánh mì được nâng niu, thêm chả, dưa leo và còn thêm vào gia vị yêu thương, sẻ chia, tình người, làm nên bánh mì yêu thương đúng như tên gọi. Ðâu đó giữa nhịp sống hối hả này, vẫn có những tấm lòng đẹp đẽ, lặng thầm viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Không có bà tiên hay ông bụt, câu chuyện cổ tích của họ giản đơn là “lá lành đùm lá rách”. Từ ổ bánh mì yêu thương cho thấy hành trình thiện tâm sẽ không bao giờ đơn độc, trái tim sẽ chạm đến được trái tim./.

 

Thảo Mơ

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
  • Cựu sinh viên 'rút ruột' tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả
  • Hoàng tử nào trong sử Việt đầu hàng giặc ngoại xâm, tham vọng chiếm ngôi vua?
  • Gặp cô giáo 'hoa hậu' nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái
  • 'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
  • Di chuyển một que diêm để có phép tính đúng
  • Cuộc sống khắc nghiệt của thần đồng từng kiếm tiền tỷ ở tuổi 11
  • Cô giáo mầm non mất 8 trẻ sau lũ quét và lời hẹn làm đèn lồng Trung thu đẹp nhất
推荐内容
  • Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
  • Thử thách Tiếng Việt: 'Già dặn' hay 'già giặn'?
  • Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
  • Ngô Lan Hương, Ly Ly, Quân A.P 'cháy' trên sân khấu chào tân sinh viên ở Hà Nội
  • Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
  • Đình chỉ nhóm lớp mầm non ở Hà Nội sau vụ bé 13 tháng tuổi gãy chân