Gia tăng số vụ vi phạm
Tại Hội thảo “phòng, chống buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất độc hại tại Việt Nam” do Tổng cục Hải quan tổ chức mới đây (26 và 27-8-2013 tại Hải Phòng) nhiều chuyên gia trong ngành môi trường cho rằng: Một trong những nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại là do DN NK các mặt hàng như: pin, ắc-quy, bản mạch..., cũ, hỏng từ nước ngoài vào nước ta để xử lý tái chế hay tận dụng thu phế liệu.
Năm 2011, lực lượng Hải quan đã phát hiện 17 vụ việc vi phạm với 573.109 kg, năm 2012 phát hiện và bắt giữ 30 vụ với 3.868.223 kg và từ 1-1 đến 15-7-2013, phát hiện và bắt giữ 13 vụ với 323.412 kg phế thải và hàng hóa khác thuộc diện chất thải nguy hại đã NK qua các cảng biển, cửa khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, hằng năm có khoảng hàng trăm tấn phế liệu NK vào Việt Nam theo đường chính ngạch. Trong đó, có nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị lạc hậu, hỏng, hết hạn sử dụng, linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại vượt nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ môi trường và Công ước Basel.
Theo số liệu từ Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho thấy, từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 3.000 container chứa ắc quy chì được NK vào Việt Nam. Chỉ tính riêng tại cảng Hải Phòng trong năm 2008 - 2009, đã có 340 container rác thải phế liệu và hàng chục container ắc quy chì phế thải, vi mạch điện tử được NK, trong đó có tới hơn 300 container chất thải vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường khi lưu bãi. Ðiểm đáng chú ý, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động XNK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ngày một gia tăng.
Theo ông Nguyễn Thành Yên, đại diện Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường Việt Nam), việc xử lý các container vi phạm, tồn lưu đang là vấn đề hết sức nan giải bởi Việt Nam đang thiếu cả các quy định về công tác xử lý, việc tái xuất hoặc xử lý tồn đọng. Ngoài ra, tại một số địa phương vẫn còn các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong việc xử lý, giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất như phế liệu giữ tại kho bãi chưa được che chắn triệt để, khi gió mưa, bão phát tán ra ngoài môi trường. Hệ thống xử lý khí thải chưa đạt yêu cầu, gây ô nhiễm không khí chung quanh khu vực sản xuất và khu dân cư, xỉ từ các lò luyện thép bị lưu giữ với số lượng lớn, chưa được bảo vệ về môi trường.
Cần kiểm soát chặt
Theo thống kê của cả nước ta hiện có 34 tỉnh, thành phố, với 155 DN thực hiện hoạt động NK phế liệu, trong đó có 116 DN sản xuất, tái chế trực tiếp NK để phân phối (chiếm khoảng 75%), 28 DN NK để phân phối (chiếm khoảng 18%) và 11 DN NK ủy thác. Ước tính, tổng số phế liệu NK làm nguyên liệu sản xuất qua các cửa khẩu vào nước ta năm là 2,9 triệu tấn, năm 2012 tăng lên 3,5 triệu tấn và dự báo còn tăng lên nữa, chủ yếu là phế liệu sắt, thép, nhựa, giấy, xỉ cát, thạch cao...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu cho rằng: “Nguyên nhân của thực trạng nói trên là do việc NK rác thải từ các nước tiên tiến vào nước ta thường mang lại lợi nhuận cao, khiến không ít DN trong nước tìm cách “lách luật”, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu lợi bất chính.
Thủ đoạn vận chuyển, NK “rác trái phép” vào nước ta được núp dưới hình thức ký hợp đồng XNK hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3 với những mặt hàng hợp pháp khi làm thủ tục khai báo, được ngụy trang rất tinh vi, nhưng thực chất bên trong lại là phế thải và khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, các DN trong nước đứng tên hợp đồng thường có công văn từ chối nhận hàng”.
Việc cho phép các DN NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là cần thiết, nhất là trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên trong nước đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên, để quản lý tốt việc XNK phế liệu nhằm bảo vệ môi trường, nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các DN NK phế liệu. Đồng thời phải tăng cường giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm kiên quyết thu hồi giấy xác nhận và thông báo cho Hải quan không cho phép nhập phế liệu, cho đến khi đơn vị khắc phục, xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định.
Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được NK, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành hữu hiệu trong việc kiểm soát hoạt động NK phế liệu. Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất và xuất, NK phế liệu ngay từ giai đoạn xin phép..., nhằm tránh nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới.
Đặc biệt, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần phải thực thi đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy tang vật. Tăng cường trao đổi thông tin, chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải vào Việt Nam.
Đảo Lê
顶: 48踩: 3345
【giải vô địch mỹ】Cách nào chặn rác thải NK?
人参与 | 时间:2025-01-10 00:11:48
相关文章
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- Đáp án môn Lịch sử thi Tốt nghiệp THPT 2021 24 mã đề
- Bài 3: 10 vấn đề cần quan tâm giải quyết các nút thắt và vướng mắc
- BMW chuẩn bị sản xuất ô tô điện mini tại Anh vào cuối năm 2019
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Công bố 155 điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 ở TP.HCM
- Chuyên gia cảnh báo về kỳ vọng của thị trường tiền điện tử
- Quản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ
- Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- Bất cập trong chi trả phí đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ
评论专区