Ngoài việc minh bạch năng lực tài chính,ẽkêđơntrịnhàđầutưxùmuacổphiếkèo bóng đá giao hữu trong trường hợp mua khối lượng lớn, nhà đầu tư phải đưa ra phương án thu xếp vốn cụ thể.
Tình trạng nhà đầu tư “xù” mua cổ phần đã trúng giá, theo đánh giá của Bộ Tài chính có diễn ra phổ biến và nghiêm trọng không? Ông nhìn nhận gì về việc gần đây Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phải tổ chức thoái vốn nhiều lần tại CTCP Du lịch Đồ Sơn, khi có nhà đầu tư đặt mức giá “trên trời” là hơn 58,5 tỷ đồng/cổ phần?
Tuy hiện trạng nhà đầu tư trúng giá trong các đợt thoái vốn nhà nước, IPO, song không mua cổ phần chưa diễn ra phổ biến, nhưng nếu không sớm chấn chỉnh tình trạng này, thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của các phương án thoái vốn, IPO, cũng như tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Kiểu “xù” mua cổ phần này có thể do họ trả giá quá cao, dẫn đến khi trúng giá không đủ năng lực tài chính để thanh toán. Ở đây, không loại trừ trường hợp nhà đầu tư lợi dụng sơ hở trong quy chế tổ chức đấu giá để có những hoạt động “làm rối” phiên IPO. Chẳng hạn, việc SCIC tổ chức thoái vốn tại CTCP Du lịch Đồ Sơn, có nhà đầu tư đã đặt mức giá “không thể tin nổi” là hơn 58,5 tỷ đồng/cổ phần. Tình trạng này nếu tiếp diễn sẽ khiến SCIC phải tốn thêm thời gian và chi phí tổ chức nhiều đợt đấu giá, ảnh hưởng đến tiến độ, cũng như chất lượng thoái vốn.
Dù là nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính hay có dấu hiệu “phá đám”, thì rõ ràng đều cần sớm có giải pháp xử lý. Vậy Bộ Tài chính đã có phương án gì, theo ông?
Trước tiên, đó là giải pháp để buộc các nhà đầu tư minh bạch năng lực tài chính, tránh việc họ chỉ có vốn chẳng hạn 20-30 tỷ đồng, nhưng lại đăng ký mua lượng cổ phần trị giá tới 100-200 tỷ đồng. Trong trường hợp đăng ký mua khối lượng lớn, nhà đầu tư phải đưa ra phương án thu xếp vốn cụ thể, nêu rõ có ngân hàng bảo lãnh hay không… Nếu cứ để cho họ đăng ký thoải mái như hiện nay sẽ dễ tạo ra lỗ hổng, khiến các đợt thoái vốn của Nhà nước bị “làm rối”.
Mặt khác, cần có cơ chế để ban tổ chức bán đấu giá loại ngay những nhà đầu tư đặt giá mua cổ phần với mức giá cao bất thường như trường hợp tại CTCP Du lịch Đồ Sơn. Ở đây, cần phân tách tương đối rạch ròi giữa quyền của nhà đầu tư với quyền giám sát của nhà quản lý và bên tổ chức đấu giá cổ phần, trong việc phát hiện các biểu hiện bất thường và xử lý kịp thời, tránh các yếu tố khiến phiên bán đấu giá cổ phần bị thất bại.
Phải “mạnh tay” thì mới tạo tính răn đe. Không thể vì tạo điều kiện cho nhà đầu tư mà buông lỏng việc giám sát, xử lý các hành vi “phá đám”.
Nhằm đảm bảo tính pháp lý khi triển khai trên thực tế, có cách nào để “thể chế hóa” các giải pháp trên không, thưa ông?
Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP. HCM rà soát, sửa đổi quy chế đấu giá cổ phần, bổ sung các quy định mới nhằm ngăn ngừa, đồng thời xử lý hiệu quả các hành vi có dấu hiệu “phá rối” các phiên đấu giá cổ phần bán vốn của Nhà nước.
Theo đó, tại quy chế đấu giá cổ phần của các Sở GDCK có đặt ra yêu cầu, nhà đầu tư trong hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá mua cổ phần phải minh bạch thông tin về năng lực tài chính. Khi bên tổ chức đấu giá nắm được thông tin này, nếu sau khi trúng giá mua cổ phần mà nhà đầu tư không mua, thì lúc đó Sở GDCK sẽ công khai danh tính nhà đầu tư “xù” mua cổ phần, để trong các cuộc đấu giá khác, ban tổ chức có thông tin xếp những nhà đầu tư này vào “danh sách đen”. Đây là một trong những giải pháp góp phần loại bỏ các yếu tố gây thất bại cho các cuộc đấu giá.
Cùng với đó, cần công khai ngân hàng đứng ra bảo lãnh (nếu có) cho nhà đầu tư tham gia đấu giá, nhưng “xù” không mua cổ phần. Làm như vậy mới tránh tác động xấu đến các đợt đấu giá bán vốn nhà nước. |