当前位置:首页 > Cúp C1

【bảng xép hạng c1】Doanh nghiệp “ma” và vấn đề hậu kiểm

doanh nghiep ma va van de hau kiem

Hơn 2 tấn ngà voi do DN "ma" đứng tên NK bị phát hiện ngày 5-10-2016. Ảnh: T.H​​​.

Doanh nghiệp “ma” buôn lậu

Qua công tác đấu tranh trọng điểm,mabảng xép hạng c1 Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM nhận định, việc quản lý hoạt động của DN có nhiều cơ quan, ban ngành cùng quản lý, nhưng thời gian qua, vẫn còn tình trạng DN “ma” do các đối tượng xấu núp bóng chỉ thành lập DN trong thời gian ngắn, thuê mướn người lao động không có trình độ, kiến thức làm giám đốc rồi lấy pháp nhân của DN này nhập khẩu hàng cấm, hàng lậu, trốn thuế. Có những trường hợp giám đốc DN là thợ hồ, thợ vá xe chẳng biết gì đến việc thành lập DN, thậm chí cả những người đã mất từ lâu vẫn được đứng tên là người đại diện pháp luật… của DN, nhưng vẫn được cơ quan quản lí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong thời gian gần đây, Cục Hải quan TP.HCM liên tiếp phát hiện 4 vụ nhập lậu trái phép ngà voi từ các nước châu Phi về Việt Nam cất giấu tinh vi trong ruột các khối gỗ. Mở rộng điều tra các DN đứng tên nhận hàng, cơ quan Hải quan phát hiện toàn DN “ma”, không hoạt động tại trụ sở đăng kí kinh doanh. Các DN chỉ đứng tên mở tờ khai hải quan, còn toàn bộ hoạt động khai báo, nhận hàng được thực hiện qua việc thuê các dịch vụ khai thuê thủ tục hải quan. Chẳng hạn như trường hợp của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên (66/8 đường Tái Thiết, Phường 11, Quận Tân Bình, TP.HCM) nhập lậu trên 2 tấn ngà voi bị phát hiện vào đầu tháng 10-2016. Mặc dù được cấp phép thành lập vào cuối năm 2015, tuy nhiên, tại địa chỉ đăng kí kinh doanh của công ty này lại không có công ty nào tồn tại, mà chỉ là một tiệm bán tạp hóa nhỏ chừng 4-5 mét vuông. Hay Công ty TNHH MTV SX TM DV Tam Phúc (Chơn Thành- Bình Phước) là người đứng tên nhận lô hàng gỗ nhập khẩu được phát hiện chứa gần nửa tấn ngà voi cuối tháng 10 vừa qua cũng được xác định không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh.

Đối với vụ cất giấu gần 1 tấn ngà voi trong lô hàng quá cảnh đi Campuchia bị phát hiện ngày 26-10 tại cảng Cát Lái- TP.HCM cũng có nhiều dấu hiệu bất thường. Mặc dù hàng cập cảng Cát Lái từ đầu tháng 9-2016, nhưng doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tập trung giám sát chặt chẽ lô hàng, đồng thời phối hợp với các lực lượng khám xét.

Trước đó, ngày 6-8-2016, Công ty TNHH TM DV XNK quốc tế Bình Chánh vận chuyển lô hàng quá cảnh là dụng cụ nhà bếp, máy lạnh, máy nóng lạnh, máy lọc nước, mới 100%. Lô hàng đã được cơ quan Hải quan phê duyệt vận chuyển quá cảnh sang Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước). Tuy nhiên, DN không tái xuất sang Campuchia mà đưa hàng quá cảnh vào tiêu thụ nội địa. Điều đáng chú ý, khi tiến hành điều tra xác minh tại địa chỉ đăng kí hoạt động của DN này, Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện đây là DN “ma”…

doanh nghiep ma va van de hau kiem

Trụ sở Công ty TNHH MTV SX TM DV Tam Phúc (Chơn Thành- Bình Phước) - DN đứng tên nhập lậu 446 kg ngà voi bị bắt giữ đêm 31-10-2016 chỉ là một kiốt không địa chỉ, bảng tên.

Buông lỏng hậu kiểm?

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, số lượng DN luôn tăng dần qua mỗi năm do nhu cầu đăng ký thành lập rất cao. Tính đến tháng 10-2016, TP.HCM có trên 280.000 DN và 88.355 đơn vị trực thuộc. Từ khi Luật DN năm 2014 có hiệu lực, chỉ tính riêng hồ sơ tiếp nhận, hướng dẫn cho DN tại Sở khoảng 1.500 hồ sơ/ngày (bình quân mỗi cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý 38 hồ sơ/ngày). Một khó khăn mà lãnh đạo Sở này nêu ra, so với năm 2000, năm 2009 số hồ sơ đăng ký kinh doanh được giải quyết tăng 4,7 lần nhưng cán bộ công chức của Phòng đăng ký kinh doanh chỉ tăng 1,92 lần.

Một thực tế được Cục Thuế TP.HCM cho biết, qua theo dõi có 85.000 DN đăng ký kinh doanh nhưng không kê khai thuế, làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. Nhiều DN cứ nợ đọng thuế là thành lập DN mới, “thay tên đổi chủ”, tìm cách lách luật dẫn đến địa phương không thu được thuế. Đại diện TAND TP.HCM cho hay, có nhiều vụ án kiện dân sự mà tòa án không thể tìm được DN vì không biết DN đi đâu và thực tế chỉ còn tên tại… Sở Kế hoạch đầu tư. Cán bộ này cũng đề nghị TP.HCM đẩy mạnh tăng cường hậu kiểm DN đã đăng ký kinh doanh, DN phá sản, giải thể nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả hoạt động của DN.

Trao đổi về vấn đề cấp phép thành lập DN, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, các thông tin về tình trạng DN đã được cấp phép đều được đăng trên trang thông tin của đơn vị. Về địa điểm đăng kí hoạt động của DN, theo quy định trước đây, người thành lập DN phải có hợp đồng thuê nhà hoặc có giấy chủ quyền. Tuy nhiên, từ khi Luật DN có hiệu lực, thủ tục thông thoáng hơn vì đã bỏ nhiều quy định ràng buộc, trong đó bỏ quy định về hợp đồng thuê nhà. Trên thực tế, khi tiếp nhận hồ sơ thành lập DN, chuyên viên có thể nghi ngờ về tính chân thực của địa chỉ đăng kí kinh doanh nhưng không được quyền từ chối. Cấp xong rồi, địa phương và ngành Thuế phát hiện DN không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh thì có văn bản gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở yêu cầu DN giải trình, sau đó mới kiểm tra thu hồi giấy phép kinh doanh… Bên cạnh đó, theo quy định DN ngưng hoạt động 1 năm thì Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế TP.HCM mới thu hồi giấy phép.

Trong buổi giám sát của HĐND TP.HCM mới đây, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM nhắc nhở và đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM chủ động phối hợp với các sở, đơn vị chức năng nâng cao công tác hậu kiểm. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM phải nhìn nhận thực tế những hạn chế yếu kém trong công tác hậu kiểm để đưa ra giải pháp phối hợp cùng các sở, ngành hậu kiểm DN một cách thực chất, có hiệu quả. Sở Kế hoạch và Đầu tư mạnh dạn đề xuất, có kiến nghị cụ thể để sửa quy định và luật có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế…

分享到: