【danh sách vua phá lưới c1】Thủ tướng yêu cầu không để gia tăng lũ lụt miền Trung do xả lũ nhân tạo
Từ ngày 6/10 đến nay,ủtướngyêucầukhôngđểgiatănglũlụtmiềnTrungdoxảlũnhântạdanh sách vua phá lưới c1 miền Trung liên tiếp có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 300 -500mm, đặc biệt tại một số nơi ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổng lượng mưa từ 700 - 900mm, một số khu vực đã xảy ra ngập sâu, chia cắt giao thông.
Dự báo, mưa lớn còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, lũ trên các sông ở Quảng Bình đến Quảng Ngãi sẽ lên rất nhanh, nhiều nơi trên mức báo động 3, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng tại các vùng thấp trũng.
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm 4 tại chỗ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại.
Nước lũ gây ngập lụt tại Trạm y tế xã Cam Thụy, huyện Cam Lộ. Ảnh: TTXVN |
Chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích, chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, rét.
Thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa lũ. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ.
Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương quyết định việc cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Hướng dẫn người dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.
Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu, nhất là các hồ đập vừa và nhỏ đã đầy nước, có nguy cơ mất an toàn cao cần bố trí lực lượng trực canh, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn khi có tình huống; rà soát bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng triển khai ứng cứu khi xảy ra sự cố.
Giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành hồ đập.
Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương có liên quan phục vụ chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ.
Thủ tướng giao các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo công tác vận hành an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, góp phần giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ nhân tạo.
Cử các đoàn công tác phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong vận hành hồ, chỉ đạo chủ hồ đập tổ chức tính toán, kịp thời cập nhật thông tin vận hành hồ chứa, đề xuất phương án vận hành trường hợp xảy ra lũ lớn.
Bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu, thủy hải sản đã đến kỳ thu hoạch, chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống ngập úng, bảo vệ sản xuất.
Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả mưa lũ.
Quân khu 4, Quân khu 5 và các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương thực hiện công tác sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Mộc Miên
Mưa xối xả, nhiều nơi ở Đà Nẵng ngập ngang ngực, dân di chuyển bằng thuyền
Mưa lớn kéo dài khiến một số thôn ở Đà Nẵng ngập sâu, người dân phải di chuyển bằng thuyền.