Trong đó,ầytrậtrauquảViệtđiTrungQuốmontpellier đấu với clermont điểm đáng chú ý hơn cả là, XK sang Trung Quốc - thị trường hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam trong tháng 7 giảm tới 44,2% khi đạt 144,2 triệu USD. Đây cũng là thị trường có mức giảm mạnh nhất trong “top” 10. Tính lũy kế 7 tháng, XK sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Hiện nay, hơn 70% rau quả của Việt Nam XK sang Trung Quốc. Thậm chí, có những mặt hàng chỉ có thể XK sang Trung Quốc. Bởi vậy, kim ngạch XK sang thị trường tỷ dân này sụt giảm nghiêm trọng như trên thực sự là câu chuyện đáng lưu tâm.
Xét về nguyên nhân, giới chuyên gia cũng như cơ quan quản lý nhà nước đều nhận định, việc Trung Quốc siết chặt các quy định, điều kiện NK hàng chính ngạch, đồng thời không còn thả nổi cho XK tiểu ngạch là nguyên nhân chính khiến cho XK rau quả Việt sang Trung Quốc lao đao.
Trên thực tế, ngay từ tháng 5/2018, phía Trung Quốc bắt đầu phát đi thông tin về việc siết chặt quy định, yêu cầu với trái cây Việt Nam XK vào Trung Quốc qua cả kênh chính thức lẫn các kênh khác như thông qua chủ hàng. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, theo tìm hiểu của phóng viên, những khó khăn, chật vật trong XK rau quả sang Trung Quốc hoàn toàn có thể tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Đó là bởi, hiện nay, với trái cây XK chính ngạch sang Trung Quốc, các yêu cầu về cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số. Trung Quốc chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác. Tuy nhiên, khả năng cao phía Trung Quốc sẽ dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc sẽ cho dừng lại các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt. Điều đó đồng nghĩa với việc, rau quả Việt “hết cửa” sang thị trường quan trọng này.
Sòng phẳng mà nói, hiện nay Trung Quốc đã không còn là thị trường “dễ tính” với nông sản Việt nói chung và rau quả nói riêng. Muốn suôn sẻ XK sang thị trường này, cách khả thi nhất là toàn ngành cần có những đổi thay nhanh chóng, mạnh mẽ trong cả tư duy lẫn hành động. Đó là tư duy sản xuất hàng hoá, bán cái thị trường cần chứ không phải cái mình có; áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP trong sản xuất. Điều đó sẽ giúp hàng hoá làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc, không những đáp ứng được yêu cầu từ thị trường Trung Quốc mà còn có thể vững vàng XK đi các thị trường khó tính khác trên toàn thế giới.