Đang ngủ say,àngrếtkhủngchuivàtrận ac milan tối nay Grant Botti, 14 tuổi ở Mỹ bật dậy bởi cơn đau nhức kinh khủng ở tai trái. Cậu cảm thấy có con gì đó đang ngọ nguậy bên trong. Ngay lập tức, Grant Botti đưa ngón tao lên tai và cố gắng tìm cách móc dị vật ra. Cậu chật vật khó khăn và cuối cùng cũng túm được phần đuôi của con vật để lôi ra ngoài.
Sau khi lôi được con vật ra ngoài, cậu bé và mẹ vô cùng kinh hoàng bởi nó là một con rết nhiều chân, dài tới 10cm. Ngay lập tức cậu được mẹ đưa đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết, Grant bị xây xát nhẹ ở màng tai. Cậu bé được điều trị, đã xuất viện và đang dần hồi phục hoàn toàn.
Nguyên nhân được giả định là do cậu đã đi bơi ở bên ngoài và con vật này vô tình chui vào tai.
Con rết được lôi ra từ tai bệnh nhân
Theo các tài liệu nghiên cứu về côn trùng, rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt.
Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Trong trường hợp rết hay các loài côn trùng khác chui vào tao, các chuyên gia Tai-Mũi-Họng đó là những tai nạn gây cảm giác "kinh khủng". Khi chui vào tai, các côn trùng này thường di chuyển, cắn, quẫy đạp... gây đau đớn, phù nề hoặc chảy máu trong tai, đôi khi có thể gây tổn thương màng nhĩ.
Và khi côn trùng là gián hoặc rết thì các gai nhọn ở chân sẽ có thể gây rách da ống tai hay tổn thương màng nhĩ.
Trường hợp đã bị côn trùng chui vào trong ống tai, bệnh nhân cần bình tĩnh, không chọc ngoáy, khều móc lung tung vì có thể làm côn trùng di chuyển, quẫy đạp mạnh hơn nên sẽ đau đớn khó chịu hơn.
Cách xử lý đúng là nhỏ cồn hoặc rượu vào tai (không dùng xăng hay dầu lửa,dễ gây bỏng hoặc gây kích ứng mạnh cho tai). Nồng độ các thứ này sẽ làm côn trùng chui ngược ra ngoài hoặc bị chết.
Nếu chúng chết trong tai thi dùng bơm tiêm bơm nước sạch vào tai (hướng đầu bơm lên trần ống tai), dòng nước sẽ di chuyển và đẩy xác côn trùng ra ngoài.
Còn có cách khác là cho bệnh nhân nằm vào phòng tối rồi để 1 nguồn sáng nhỏ (nến, đèn pin...) bên ngoài tai, theo bản năng, côn trùng sẽ di chuyển về hướng các nguồn sáng nên sẽ ra ngoài (thực tế cách này hiếm khi sử dụng vì hơi lâu có kết quả).
Nếu đã làm theo cách trên mà vẫn không lấy được dị vật ra cần đến ngay các cơ sở y tế để lấy dị vật ra khỏi tai.
Thực hư việc ăn trầu cau mắc bệnh ung thư