');this.closest('table').remove();"> |
ASEAN nỗ lực thúc đẩy tầm nhìn phát triển của khu vực trong tương lai. Ảnh minh hoạ: Báo Nhân dân |
Sự kiện kéo dài 2 ngày do Indonesia và Malaysia đồng chủ trì đã tạo nên những tiến bộ đáng chú ý trong các vấn đề cốt lõi của tương lai cộng đồng ASEAN sau năm 2025, mà cụ thể là trong 10 năm tiếp theo. Là một nhóm khu vực không thích sự rủi ro, lực lượng đặc nhiệm cuối cùng cũng nhất trí rằng tầm nhìn 20 năm là cần thiết, với đánh giá giữa kỳ sẽ là vào năm 2035. Có thể nói rằng, tầm nhìn dài hạn và tầm nhìn xa được đưa ra vào thời điểm quan trọng nhất, khi địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang chuyển biến linh hoạt. Sự hoan nghênh phải dành cho chủ tịch ASEAN hiện tại, với Indonesia đã khẳng định ngay từ đầu rằng năm 2045 sẽ là khung thời gian mới để tìm ra cách khiến cho ASEAN trở nên linh hoạt và có những hành động phù hợp hơn với tình hình thời đại.
Từ nay đến năm 2025, lực lượng đặc nhiệm sẽ phải đối mặt với một câu hỏi thường xuyên về thách thức quan trọng nhất của ASEAN, rằng làm thế nào để vạch ra một tầm nhìn mà nó không chỉ đảm bảo sự phù hợp của nhóm trong tình hình địa chính trị còn nhiều ẩn số trong 20 năm tới, mà còn tính đến cả khả năng phục hồi của nó ở trong nước và quốc tế, khi ASEAN có thể trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Rõ ràng, tại thời điểm này, không ai có thể nói chắc chắn về dự đoán ASEAN năm 2045 sẽ như thế nào.
Khi nhóm đặc nhiệm được thành lập vào năm ngoái tại Phnom Penh, nhóm gồm 20 thành viên, được giao nhiệm vụ cụ thể để chuẩn bị cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Trong vài tháng qua, lực lượng đặc nhiệm đã tổ chức tham vấn giao diện với các cơ quan liên quan của ASEAN, bao gồm Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN (ACB) và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (BAC)…
Tại thời điểm này, một số quốc gia thành viên ASEAN như Philippines và Indonesia mong muốn có thêm đóng góp từ các tổ chức cơ sở, cũng như xã hội dân sự để đảm bảo rằng ASEAN vào năm 2045 sẽ là một cộng đồng thực sự lấy con người làm trung tâm, nơi “không có ai bị bỏ lại phía sau và mọi người đều đạt được mục đích”. Mọi người đều kỳ vọng rằng ASEAN 2045 sẽ có nhiều đầu vào hơn từ quy trình từ dưới lên, trong đó mọi tiếng nói đều có thể được lắng nghe từ mọi khía cạnh.
Trong những thập kỷ tới, cần phải tìm ra cách để kết hợp “cộng đồng hướng tới con người” và “lấy con người làm trung tâm” với nhau để phục vụ công dân ASEAN.
Suy cho cùng, ASEAN là một cộng đồng biết quan tâm và chia sẻ. Có hy vọng rằng các cơ chế phù hợp do ASEAN dẫn đầu về nhân quyền có thể được thiết lập trong tương lai để giải quyết các vấn đề về quyền, như quyền dân sự và chính trị. Quỹ đạo của các xu hướng nhân quyền ở ASEAN sẽ phụ thuộc vào sự chân thành của các chủ tịch ASEAN trong tương lai cho đến năm 2045 liệu có tiếp tục thực hiện những gì đã được thực hiện hay không.
Liên quan đến kế hoạch chi tiết trong tương lai về Tầm nhìn sau năm 2045 của Cộng đồng ASEAN, cuộc họp Belitung lần thứ 7 trong chuỗi các cuộc họp tính từ trước đây đã xác định các xu hướng chính của khu vực và toàn cầu sẽ tác động đến cộng đồng ASEAN, trong đó đòi hỏi phải khai thác các công nghệ mới và đảm bảo cơ hội cho mọi công dân của mình. Trong 20 năm tới, ASEAN có thể trở thành khu vực có dân số lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Không giống như Tầm nhìn sau năm 2025 của Cộng đồng ASEAN tập trung vào 3 trụ cột của khối, bao gồm chính trị/ an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội, Tầm nhìn mới đến năm 2045 có thể bao gồm những thách thức thế hệ mới mà các thế hệ khác nhau sẽ phải liên tục giải quyết trong cộng đồng ASEAN.
Để phù hợp trong thế giới tương lai đang phân cực, ASEAN phải cùng nhau hành động và củng cố vai trò trung tâm của khối để duy trì vai trò chủ chốt toàn cầu. Bằng nhiều phương pháp, ASEAN cần có nhiều đối thoại, cam kết và các cuộc tư vấn thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn đầu để giải quyết những thách thức mới mà ASEAN cần phải đối mặt. Giới chuyên gia nhận định, ASEAN muốn chứng kiến sự tăng cường lòng tin chiến lược và giảm căng thẳng trong khu vực, đồng thời tập trung ngăn ngừa xung đột.
ASEAN năm 2045 chắc chắn sẽ có nhiều thành viên hơn. Cũng có thể có các thành viên mới khác từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu tình hình địa chính trị rộng lớn hơn đảm bảo điều kiện để các nước gia nhập.
Vẫn còn hàng triệu việc chưa được thảo luận mà ASEAN cần thực hiện trong 2 thập kỷ tới sau năm 2025. Bất kể thách thức nào xuất hiện, khối phải liên tục chứng minh cho toàn cầu, đặc biệt là các đối tác đối thoại mạnh mẽ, rằng cộng đồng này quyết tâm và sẵn sàng cùng nhau giải quyết các vấn đề. Điều quan trọng là người dân ASEAN phải hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và năng lực của khối.