Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh chương trình phòng,ỳvọngtrongphngchốngbệkết quả fc dallas chống bệnh lao được triển khai với sự phối hợp giữa y tế công và y tế tư nhân. Mô hình này kỳ vọng sẽ đem lại nhiều kết quả trong phòng, chống bệnh lao thời gian tới. Bác sĩ Phương đồng tình phối hợp với y tế công phòng, chống bệnh lao. Theo thống kê của tỉnh, bệnh lao hiện nay là bệnh có thể chữa khỏi ước trên 90%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà không ít người mắc bệnh lao chưa được phát hiện bệnh sớm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Nếu một người mắc bệnh lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, bệnh có thể lây bệnh cho từ 10-15 người khác. Lực lượng y tế ngoài công lập có thể tiếp nhận bệnh nhân lao đầu tiên và sẽ góp phần phát hiện sớm bệnh lao. Y tế tư đồng tình Sau khi dự hội thảo về phối hợp công - tư trong phòng, chống bệnh lao, nhiều cơ sở y tế tư nhân ở các huyện đã ngay lập tức đăng ký tham gia hoạt động phối hợp này. Chị Huỳnh Thị Anh Đào, quầy thuốc 517, ở thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Mình bán thuốc vẫn hỏi triệu chứng của người bệnh, từ đó cũng có những trường hợp nghi mắc bệnh lao, mình vẫn hướng dẫn đi các bệnh viện, trung tâm y tế để khám xem có mắc bệnh lao hay không. Tuy nhiên, trước giờ mình làm chứ chưa có giấy tờ hay quản lý gì cả. Bây giờ nếu phối hợp công - tư trong phòng, chống bệnh lao tôi thấy thực hiện cũng không khó khăn gì. Việc tư vấn, ghi giấy chuyển hay làm các công việc ghi chép quản lý bệnh lao cũng có thể làm được”. Chị đã đăng ký để cùng y tế công lập phòng, chống bệnh lao. Bác sĩ Nguyễn Văn Phương, có phòng mạch tư ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, nói: “Trong quá trình khám bệnh cho người dân, thỉnh thoảng cũng có người nghi mắc bệnh lao. Bây giờ nếu có chủ trương phối hợp chuyển bệnh để phát hiện bệnh lao sớm tôi đồng tình. Tham gia chương trình giúp mình cập nhật được những thông tin mới về tình hình bệnh lao của tỉnh, cập nhật thêm kiến thức điều trị bệnh lao mới để nâng cao chuyên môn”. Bác sĩ Phương cũng đã đăng ký thực hiện mô hình chuyển bệnh nhân lao đến các cơ sở chống lao của tỉnh để khám, chẩn đoán bệnh. Không chỉ có bác sĩ Phương, chị Anh Đào, một số cơ sở y tế tư nhân khác đã đăng ký thực hiện mô hình này. Các cơ sở y tế tư nhân sẽ là cánh tay đắc lực của y tế công lập thực hiện tư vấn, giải thích cho người có những triệu chứng nghi ngờ đi khám bệnh lao. Được phản hồi thông tin nếu có kết quả đối tượng đó mắc bệnh lao hoặc có thể đăng ký điều trị bệnh lao. Với sự đồng tình của các cơ sở y tế tư nhân là sự phấn khởi bước đầu khi triển khai kế hoạch phối hợp công - tư trong phòng, chống bệnh lao của tỉnh. Thí điểm mô hình ở 4 huyện, thị Kế hoạch phối hợp y tế công - tư trong phòng, chống bệnh lao năm 2017 sẽ được thí điểm ở 4 huyện, thị xã là huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy. Được chọn thí điểm mô hình này là cơ hội để các địa phương tăng cường công tác quản lý, điều trị bệnh lao. Ông Trần Văn Thanh, Trưởng phòng Y tế huyện Châu Thành A, nói: “Chúng tôi mong muốn tất cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn huyện sẽ tham gia chương trình này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong phòng, chống bệnh lao. Phối hợp phòng, chống lao cũng là giúp phòng lây bệnh lao cho bản thân chủ cơ sở và gia đình của họ. Vì nếu phòng mạch hay quầy thuốc có bệnh nhân lao đến khám mà không được phát hiện sớm sẽ làm lây bệnh cho những người xung quanh”. Hiện tại, 4 huyện, thị xã đang triển khai cho các cơ sở y tế tư nhân đăng ký phối hợp thực hiện chương trình phòng, chống bệnh lao với kỳ vọng có sự chung tay của lực lượng này sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới phòng, chống bệnh lao của tỉnh. Có 4 mô hình để các cơ sở y tế tư nhân lựa chọn đăng ký phối hợp, trong đó tùy vào điều kiện có thể chọn mô hình chuyển người nghi lao, xét nghiệm chẩn đoán, điều trị hoặc cả xét nghiệm và điều trị. Theo điều kiện thực tế đa số cơ sở y tế tư nhân đã đăng ký lựa chọn mô hình chuyển bệnh nhân lao. Ông Trần Hoàng Vũ, Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, cho biết: “Một số tỉnh khác trong nước đã thử nghiệm các mô hình này và cho thấy tính khả thi, sự phối hợp đã làm tăng khả năng chẩn đoán sớm và đúng bệnh lao. Tỷ lệ bệnh nhân lao do y tế tư chuyển đến khoảng 16%. Một số khảo sát của Chương trình chống lao quốc gia cho thấy có tới 37% người có triệu chứng hô hấp đã chọn y tế tư nhân là cơ sở khám bệnh đầu tiên và thời gian chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao có nơi kéo dài đến 30 tuần. Khoảng 1/4 số cơ sở y tế tư nhân được khảo sát có tham gia điều trị bệnh lao nhưng đa số điều trị không đúng theo hướng dẫn của chương trình chống lao. Những hạn chế này sẽ làm giảm đi hiệu quả điều trị bệnh lao và góp phần làm gia tăng bệnh lao kháng thuốc”. Việc phối hợp công - tư trong phòng, chống bệnh lao sẽ có nhiều ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh nhân lao và giúp các cơ sở y tế tư nhân điều trị đúng hướng dẫn của chương trình chống lao, giảm các trường hợp bệnh lao kháng thuốc. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 cơ sở thực hiện khám, phát hiện bệnh lao, gồm 8 tổ lao huyện, thị, thành và phòng khám lao của Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau 10 năm, số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trên 100.000 dân của tỉnh giảm không đáng kể, năm 2007 có 144,7 người mắc bệnh lao các thể và năm 2016 còn 141,3 người mắc bệnh lao các thể trên 100.000 dân. Việc phối hợp y tế công - tư trong phòng, chống bệnh lao sẽ kỳ vọng giảm nhanh số bệnh nhân lao được phát hiện trên 100.000 dân trong thời gian tới. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM |