Bà Sian Fenner- cố vấn kinh tế của ICAEW và chuyên gia kinh tế Châu Á của Oxford Economics cho biết,ựbáokinhtếASEANsẽtăngtrưởtỷ lệ cúp ý nhờ sự cải thiện theo chu kỳ của thương mại thế giới, trong năm 2017, hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ghi nhận sự tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. "Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này tiếp tục duy trì trong năm nay mặc dù tốc độ tăng trưởng được dự kiến là vừa phải. Nói chung, các nền kinh tế ASEAN vẫn có tốc độ tăng tưởng GDP cao hơn so với giai đoạn 2012 - 2016”. Báo cáo cho thấy, do hầu hết các nền kinh tế châu Á là nền kinh tế sản xuất theo định hướng xuất khẩu, sự phục hồi của thương mại toàn cầu gần đây đã đem đến lợi ích lớn cho khu vực kinh tế này trong năm 2017. Các doanh nghiệp tăng cường sản xuất và đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngoài nước ngày càng tăng, tuy nhiên sự tăng trưởng về nhập khẩu trong 12 tháng qua khiến tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng kinh tế chung không đáng kể. Thay vào đó, đóng góp quan trọng nhất của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế là những tác động gián tiếp của nó đến nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trên bình diện chung, hầu hết các nền kinh tế mở tại châu Á đều có sự gia tăng đầu tư vào khu vực tư nhân, do tác động của nhu cầu ngoại địa tăng. Ví dụ, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan đều ghi nhận mức chi phí đầu tư tăng đáng kể trong năm 2017. Ở Malaysia và Indonesia, sự phục hồi giá hàng hóa cũng khiến đầu tư tăng. Tới đây, các điều kiện cơ bản vẫn là những nhân tố khuyến khích đầu tư vào khu vực tư nhân và sự tăng trưởng tại châu Á. Thứ nhất, thương mại thế giới được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt ngưỡng 5,2% trong năm 2018, giảm so với mức 6,2% năm 2017. Thứ hai, chỉ số niềm tin kinh doanh cao và các doanh nghiệp lạc quan về những cơ hội được tạo ra nhờ sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Cuối cùng là nhờ dự báo lạm phát cũng như tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và lãi suất sẽ không tăng đáng kể trong 12 tháng tới. Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW cho biết: “Xét một cách toàn diện, triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á trong năm nay khá lạc quan. Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực ở mức vừa phải khoảng 5%, do đà tăng trưởng năm 2017 sẽ kéo dài sang năm nay và những nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế năm ngoái vẫn sẽ là động cơ tăng trưởng kinh tế trong năm 2018”. Theo đó, mức tăng trưởng 5% này là nhờ vào một số nhân tố như đầu tư vào khu vực tư nhân và nhu cầu nội địa./.
Thảo Miên |