Trong những năm gần đây,ànchấtlượnglàmấuchốtđểnôngsảnViệtdunhậpvàoHànQuốkết quả trận đấu dortmund Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc chưa biết đến các thương hiệu nông sản, thực phẩm của Việt Nam.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi đôi với đưa thương hiệu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính mà Bộ Công Thương đang triển khai nhằm tiếp tục khẳng định vị thế của hàng hóa Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng giá trị xuất khẩu.
Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương nhận định, thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng mạnh. Tỷ trọng hàng hóa đi dần về các sản phẩm chế biến và hàm lượng chất xám tăng cao, nâng cao giá trị gia tăng. Trong ngành nông nghiệp, hàng đông lạnh, rau quả chế biến chiếm tương đối khá về cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất sang Hàn Quốc.
Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đồng thời, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc đạt 29,1 tỷ USD tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó xuất khẩu đạt hơn 6,5 tỷ USD tăng 28,6%, nhập khẩu đạt 22,5 tỷ USD tăng 51,3%.
Trong đó, các nhóm hàng được hưởng ưu đãi thuế suất từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc VKFTA (có hiệu lực từ tháng 12/2015) của Việt Nam đều tăng trưởng cao. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, nhóm hàng nông thủy sản đạt kim ngạch 497 triệu USD, tăng 29%. Mặt hàng thủy sản tăng gần 28%, đạt 328 triệu USD, rau quả tăng 12%, đạt gần 50 triệu USD...
Liên quan vấn đề này, ông Chu Thắng Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết trong những năm qua, các mặt hàng nhập khẩu gồm nông sản như rau, củ quả của Hàn Quốc đa phần nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng tìm kiếm những nguồn cung cấp khác ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Ảnh minh họa.