【kết quả ac milan u19】Ế thảm vì bị nghi…rau Trung Quốc!

时间:2025-01-26 00:36:54来源:Empire777 作者:World Cup

Rau mùa lạnh bán đầy chợ nhưng tiêu thụ chậm vì bị người tiêu dùng nghi hàng Trung Quốc.

Lao đao vì rau… trái vụ

Hiện nay,ẾthảmvìbịnghirauTrungQuốkết quả ac milan u19 trên thị trường đang xuất hiện nhan nhản những loại rau mùa lạnh như su hào, cải bắp, súp lơ, xà lách… khiến người tiêu dùng e ngại vì cho đó là... rau Trung Quốc.

Chị Hà Thị Ân, xã Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang bán hai sọt su hào tại chợ Cầu Diễn ấm ức kể: “Gia đình tôi muốn bán rau được giá nên trồng sớm hơn thời vụ rồi trực tiếp mang bán chứ không bán sỉ, không ngờ nếm quả đắng. Rau tôi vừa cắt ở ruộng lên lúc sáng, đất mới vẫn còn dính đầy và cuống tươi nguyên nhưng mang ra chợ bán, khách cứ bảo là rau Trung Quốc, giải thích mấy cũng chẳng tin”. Cũng theo chị Ân, vì đã bị khách nghi nên giá nào cũng khó bán. Lúc đầu chị bán ở bên đường 32 với giá 4.000 - 5.000 đồng/củ bị khách chê đắt. Sau đó chị đẩy xe rau đến chợ Cầu Diễn bán với giá thấp hơn 3.500 đồng/củ thì khách lại nói “rau Trung Quốc giá mới rẻ thế!”. Không chỉ riêng sọt rau của chị Ân mà những người bán các loại rau sớm hơn thời vụ cũng chịu cảnh tương tự.

Rời các chợ bán rau, chúng tôi đến các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội như ở xã Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm), xã Song Phượng và xã Minh Khai (huyện Hoài Đức), xã Vân Nội (Đông Anh)… Đến đây, những bán tín, bán nghi về "rau Trung Quốc nhập lậu" lập tức bị gạt bỏ. Nơi đây đang có những cánh đồng bạt  ngàn rau đủ loại như cải bắp, su hào, súp lơ… đã đến kỳ thu hoạch - những loại rau bị nghi là hàng nhập lậu trên thị trường.

Chị Phạm Thị Vinh (thôn Minh Hòa 1, xã Minh Khai) vừa tưới rau, vừa khẳng định: "Trước đây thì tôi không biết nhưng khoảng hơn 1 tháng trở lại đây thì chúng tôi đã có rau cải bắp, cải thảo, su hào, bí xanh… lứa đầu mang đi bán rồi. Rau trái vụ khó chăm, bán không được giá, buồn lắm!". Còn bà Lê Thị Lụa (thôn Thuận Thượng, xã Song Phượng) thì phàn nàn: "Nhà tôi cứ nghĩ trồng sớm bán đầu vụ sẽ đắt hàng, không ngờ lại bị nghi là hàng Trung Quốc. Nói tóm lại là chỉ khổ người nông dân chúng tôi thôi, xoay kiểu gì cũng thấy khó sống vì vừa trồng vừa phải tự lo đầu ra".

Đủ đường ép giá

Theo người dân, giá rau sớm hơn thời vụ bị rớt giá vì nghi án hàng Trung Quốc nên bán cho thương lái chỉ 4.000 đồng/quả bầu, bí xanh 3.500đồng/kg... Trong khi đó, trồng một sào bầu hay bí, phải đầu tư 2 triệu đồng với tiền làm giàn, khoảng 1 triệu đồng tiền giống, tầm 500.000 đồng tiền phân bón, thuốc trừ sâu... Mỗi sào bầu, bí cho sản lượng từ 1,7 - 2 tấn, theo giá xuất buôn 3.000- 3.500 đồng/kg, tính ra người nông dân như trồng không công. Vậy mà chỉ cất tại ruộng, mang ra chợ lẻ bán thì thương lái đã ăn lãi hơn gấp đôi với giá 7.000- 8.000 đồng/kg.

Chúng tôi đến xã Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) và xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng thấy cả cánh đồng cải bắp, su hào, súp lơ, nhiều luống đã đến kỳ thu hoạch mà người dân vẫn nặng lòng. Bà Đinh Thị Lý (thôn Thượng Cát, xã Thượng Cát) than thở: "Đúng là oan gia cô ạ, trồng rau sớm hơn vụ rất vất vả nhưng ai cũng muốn trồng vì nghĩ được giá không ngờ thất bại".

Theo bà Lý, trồng rau vụ sớm bây giờ chỉ “sướng” những nhà ký được hợp đồng với các trường học, các công ty có bếp ăn. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Thắng (xã Vân Nội), một trong những gia đình ký được hợp đồng bán rau với 3 bếp ăn tập thể của trường học cấp I và II tại nội thành thì tình cảnh chẳng khá khẩm ơn. Ông Thắng chia sẻ: “Rau sớm  hơn thời vụ giá thường cao nên các bếp tập thể không chịu chi đâu, họ chỉ mua 1-2 bữa rồi ép tôi phải bán các loại rau đang có với giá rẻ vì nói suất ăn giá có hạn, không thể chi nhiều cho tiền rau được”.

Khổ vì giấc mơ rau sạch!

Người trồng rau Hà Nội cho biết, do cạnh tranh quá khốc liệt, nguy cơ thua lỗ quá cao, trồng rau bằng chất hóa học thì tốc độ luân chuyển giữa các vụ rau mới có thể nhanh lên được. Nếu trồng rau không hóa chất thời gian thu hoạch kéo dài lại dính nghi vấn “hàng Trung Quốc” coi như lỗ vốn.

Họ cho rằng, để trồng rau sạch, ít nhất cũng tốn gần hai tháng cho mỗi vụ, công lao động tăng gấp nhiều lần, vốn đầu tư cũng gấp ba, bốn lần so với trồng bằng chất hóa học. Nhưng khi bán ra, giá rau sạch cũng chỉ gấp rưỡi rau trồng thông thường.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng chịu sức ép từ những loại rau nhập lậu có giá bán chỉ bằng khoảng 50% sản phẩm cùng loại. Không ít nhà hàng, quán ăn chọn mua loại rau này để kiếm lợi lớn. Một khi thương lái vẫn chấp nhận tiếp tay cho rau xanh Trung Quốc thì người trồng rau chỉ còn một lựa chọn duy nhất để tồn tại là bằng mọi giá phải chạy đua giá thành với rau Trung Quốc. Vì lợi nhuận, họ dễ nhắm mắt đưa chân, trồng các loại rau bằng chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Anh Trần Văn Đậu (xã Song Phượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang bán rau ở chợ Cầu Giấy cho biết: “Rau là do nhà tôi trồng mà khách vẫn nói là rau Trung Quốc. Hôm đầu tôi cắt hết lá su hào họ nói thì còn đuối lý. Hôm nay, tôi để nguyên cả cành, cả lá, họ vẫn bảo là… rau Trung Quốc. Nếu rau nhập từ Trung Quốc chẳng ai để nguyên cả cành, lá thế này cho nó cồng kềnh, kém hiệu suất. Bán giá cao thì họ kêu đắt mà giá rẻ thì họ bảo không phải rau mình, chẳng biết kiểu gì mà chiều được nữa”.

Theo Giadinh

Số liệu "lạ": Việt Nam nhập khẩu rau, củ tăng 300%
相关内容
推荐内容