Nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam bị trả về,àmsaođểhạnchếtìnhtrạngnôngsảnthựcphẩmViệtbịtrảvềkqbd eibar nguyên nhân do đâu? Thời gian gần đây, không ít các mặt hàng xuất khẩu Việt bị trả lại do chưa đáp ứng đủ và đúng các yêu cầu khắt khe từ những nước nhập khẩu lớn và khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia. Trong đó, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chiếm số lượng lớn trong những sản phẩm bị trả về. Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự bất cập về quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, xét về khía cạnh chất lượng, việc các thị trường lớn trên thế giới từ chối nhập khẩu hàng Việt do còn tồn dư lượng thuốc kháng sinh cao, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh... Theo nhận định của Bộ Công Thương, các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, rau quả... Bên cạnh Australia, Hàn Quốc vừa qua cũng yêu cầu tôm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch… đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng, nhưng chủ yếu là do giá tăng. Một trường hợp khác là xuất khẩu gạo đã sụt giảm mạnh bởi tác động kép từ việc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước Asean khiến cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh. Nói về vấn đề này, bà Miriam Garcia-Ferrer, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam nói rằng việc nhập khẩu nông sản, thực phẩm của EU từ Việt Nam còn rất khiêm tốn, chiếm tỷ trọng chỉ 1,8% và đa phần là những sản phẩm thô, có giá trị thấp. Trong đó, xuất khẩu nhiều là cà phê, trà, thủy hải sản, trái cây, riêng các sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm sữa, rau, thịt vẫn chiếm tỷ trọng ít. Nguyên nhân từ tình trạng trên cũng xuất phát từ việc hàng hóa Việt còn nhiều điểm yếu kém về chất lượng. Nông sản, thực phẩm Việt còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu, nhiều mặt hàng bị trả về. (Ảnh minh họa ) |