【kết quả bóng đá nữ nhật bản】Mô hình nông nghiệp thông minh

Báo Cà Mau(CMO) Mô hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm thể hiện nhiều ưu thế phát triển, nhất là rủi ro dịch bệnh và chi phí sản xuất thấp, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực tế cho thấy, việc gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra xung đột giữa con tôm và cây lúa. Vào mùa khô, nước ngoài sông, rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, khi mưa xuống rửa mặn, giữ ngọt để trồng lúa. Đây là mô hình sản xuất ít rủi ro so với các mô hình nuôi thuỷ sản khác và được xem như mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này được chứng minh trong nhiều năm qua, nhiều hộ nông dân thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Văn On, xã Trí Phải, huyện Thới Bình thăm đồng lúa trên đất nuôi tôm.

Sau nhiều năm sản xuất thử nghiệm và áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp cá - tôm - cua; tôm - lúa, ông Nguyễn Văn On, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, đúc kết: "Không có mô hình nào hiệu quả và bền vững bằng sản xuất tôm - lúa. Sau khi thu hoạch lúa, thả tôm nuôi rất mau lớn và không bị bệnh, thu hoạch năng suất cao gấp đôi so với không làm lúa. Còn cây lúa cho thu hoạch từ 3-4 tấn/ha (trên 20 giạ/công) tuỳ theo thời tiết. Nhờ vậy mô hình cho hiệu quả khá cao, đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm".

Sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây. Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người dân phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hoá, nên các chất độc hại giảm, hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hoá do đất ngập mặn lâu; đồng thời, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm không cần sử dụng nhiều thuốc, hoá chất, hạn chế chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng cao.

"Sau nhiều năm lỡ hẹn với kế hoạch đề ra, năm nay Cà Mau đặt kế hoạch gieo cấy 48.260 ha lúa trên đất nuôi tôm mới. Sau thu hoạch lúa, nông dân sẽ còn trúng đậm vụ tôm, chắc chắn kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản 1,1 tỷ USD sẽ về đích trước thời gian", đó là nhận định của Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Trần Thức.

Ông Thức điểm lại, trong các năm 2013 và 2014, thời thiết thuận lợi, diện tích lúa - tôm mở rộng, năm đó tôm nuôi cho năng suất cao, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt so với kế hoạch. Còn năm 2015, 2016, mưa ít, diện tích xuống giống vụ lúa - tôm đạt thấp, nông dân thất mùa tôm, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt thấp, 986 triệu USD.

Theo kế hoạch sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 48.260 ha, ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết, tập trung chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau. Trong đó, phấn đấu thu hoạch khoảng 35.000 ha, đồng thời chuyển đổi 20.000 ha lúa - tôm từ phương pháp cấy giống dài ngày, giống lúa Một bụi đỏ sang áp dụng kỹ thuật sạ giống ngắn ngày như: Camau 1, Camau 2, Đài thơm 8, ST5, ST20…, tiến đến xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch, chất lượng cao quy mô 1.000 ha. Qua đó, xây dựng thương hiệu lúa sạch mời gọi các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Điều đáng mừng, hiện nay Công ty ViNaCam (Cần Thơ) đã cam kết với Sở NN&PTNT tỉnh sẽ thu mua hết lúa sau thu hoạch với giá cao hơn thị trường từ 100-200 đồng/kg. Ông Nguyễn Trần Thức lý giải, hiện nay, hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh thâm canh, khi sản xuất thâm canh đất đai sẽ bạc màu, phải dùng nhiều phân bón và thuốc hoá học nên chất lượng hạt gạo không bằng Cà Mau. Do đó, các doanh nghiệp thu mua lúa gạo xuất khẩu luôn tìm kiếm mở rộng thị trường thu mua để xuất khẩu giá cao. Đặc biệt, gạo từ lúa trên đất nuôi tôm đang được thế giới ưa chuộng do sản xuất sạch. Đây là lợi thế rất lớn cho việc mở rộng diện tích một vụ lúa trên đất nuôi tôm

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, mô hình canh tác lúa - tôm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhất là do lợi nhuận từ tôm cao hơn lúa nên người dân có xu hướng giữ nước mặn nhằm kéo dài vụ tôm, rút ngắn thời gian vụ lúa. Đây là nguyên nhân làm mất đi những ưu điểm về cân bằng sinh thái từ mô hình tôm - lúa mang lại. Ngoài ra, trên 80% diện tích lúa - tôm vẫn còn thu hoạch bằng thủ công, chưa ứng dụng được máy gặt đập liên hợp, chi phí thuê công lao động tăng, nguy cơ thiếu nhân công thời điểm thu hoạch rộ.

Để mô hình sản xuất luân canh lúa - tôm tiếp tục phát triển mạnh, thời gian tới cần quy hoạch hợp lý các vùng luân canh để thực hiện các dự án đầu tư khép kín cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng hợp tác. Tăng cường tập huấn kỹ thuật, nhất là quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh trên tôm nuôi. Tổ chức các điểm trình diễn mô hình tôm - lúa cho nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Người dân cần liên kết và hợp tác trong sản xuất để cải tạo đất, thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ

Trung Đỉnh

 Tính đến ngày 23/10, toàn tỉnh đã xuống giống được 39.728 ha lúa trên đất nuôi tôm, đạt 82,3% so kế hoạch. Tập trung chủ yếu ở các huyện: U Minh 16.450 ha, Thới Bình 20.060 ha, Trần Văn Thời 2.070 ha, Cái Nước 526 ha và TP Cà Mau 622 ha. Hiện nay, thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, dự tính đến hết tháng 10 sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hiện nay, huyện Trần Văn Thời đạt 103,5%, Cái Nước đạt 105,2% kế hoạch.

 

Cúp C1
上一篇:Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
下一篇:Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong