当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang xep hang vdqg uc】Không nên đặt nặng áp lực tăng trưởng

TS. Nguyễn Đức Kiên,ôngnênđặtnặngáplựctăngtrưởbang xep hang vdqg uc nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội

Năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5%. Theo ông, con số này có đạt được không?

Cuối năm 2023, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024 chỉ khoảng 6-6,5%. Nhưng từ tháng 6/2024, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh có chiều hướng thuận lợi, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng từ 6,5% đến 7%. Ngay cả khi cơn bão Yagi ập đến, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của 26 tỉnh, thành phố, nhưng Chính phủ vẫn không hạ mục tiêu phấn đấu.

Thông thường, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý sau cao hơn quý trước. Quý III năm nay, GDP tăng 7,4%, theo quy luật, quý IV tăng cao hơn quý III, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 không chỉ đạt mục tiêu đề ra, mà chắc chắn sẽ đạt 7%.

Phải 3 tuần nữa mới biết có đạt mục tiêu tăng trưởng 7% hay không, vì sao ông lại khá vững tin?

Niềm tin phải có cơ sở khách quan và phải có số liệu, dữ liệu chứng minh. Số liệu kinh tế - xã hội được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng là 8,4%, ngoại trừ ngành khai khoáng giảm 7,3%, nhưng không đáng ngại vì ngành công nghiệp khai khoáng năm nào cũng giảm và nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng thoát ly việc đào bới tài nguyên thiên nhiên. Các ngành công nghiệp còn lại đều tăng như chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,6%.

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực như ô tô; thép thanh, thép góc; vải dệt từ sợi tự nhiên; đường kính; thép cán; phân hỗn hợp NPK; sữa bột; thủy - hải sản chế biến; điện sản xuất đều tăng trưởng ở mức 2 con số, từ 11% đến 22,4%. Nông nghiệp thì được mùa, được giá; kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản; rau quả đã hoàn thành mục tiêu trước cả tháng.

Ngoài công nghiệp, nông nghiệp, tình hình các hoạt động kinh tế khác ra sao, thưa ông?

Giải ngân vốn đầu tưcông 11 tháng của năm 2024 dù mới đạt 54,4% tổng kế hoạch vốn (vốn năm 2024, vốn chuyển nguồn, vốn địa phương giao tăng thêm), nhưng tiến độ giải ngân được cải thiện qua từng tháng và thông thường 3 tháng cuối năm giải ngân cao hơn rất nhiều so với bình quân 9 tháng đầu năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 13%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 17,3% nhờ chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút được 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ, nên khả năng thu hút 17,5-18 triệu lượt khách quốc tế như mục tiêu đặt ra có thể thành hiện thực.

Doanh thu các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giải trí, vui chơi... cũng đạt tốc độ tăng trưởng trên 9% trong 11 tháng của năm nay.

Yếu tố vô cùng quan trọng nữa là hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.

Với những số liệu kể trên thì có thể khẳng định, con số 7% tăng trưởng GDP năm nay hoàn toàn đạt được, thậm chí còn vượt trên 7%.

Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được Quốc hội thông qua, đặt mục tiêu cho năm 2025 là tăng trưởng GDP 6,5 - 7% và phấn đấu khoảng 7 - 7,5%. Ông bình luận gì về mục tiêu này?

Tôi chưa thể bình luận gì, vì chúng ta đã thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đâu, hơn nữa chúng ta làm sao biết được năm tới bối cảnh thế giới sẽ diễn ra thế nào. Một nền kinh tế mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp hơn 2 lần quy mô GDP, trong khi không thể dự báo diễn biến địa chính trị thế giới ra sao, nếu đưa ra bình luận, dự báo quá sớm thì sẽ khó chính xác.

Tuy nhiên, tôi nghĩ, mọi người cần phải hiểu rằng, tất cả các chỉ tiêu mà Quốc hội thông qua tại nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉ là định hướng để Chính phủ điều hành vĩ mô, chứ không phải là chỉ tiêu pháp lệnh, phải thực hiện bằng mọi giá.

Nên nhớ, các chỉ tiêu đặt ra là để có hướng điều hành, cân đối các cán cân kinh tế vĩ mô sao cho phù hợp với thực tiễn, còn kinh tế thị trường phải để nó tự vận động, tự vận hành, căn cứ theo tình hình thực tế.

Ông có nghĩ, việc đưa ra định hướng phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức 7 đến 7,5% là mức rất cao, nhiều năm nay chưa năm nào đạt được?

Tôi lấy ví dụ thế này: sức học của con mình trong nhiều năm chỉ trong Top 20, nhưng có chiều hướng tốt lên, lại gặp được bạn giỏi, thầy cô tận tình, nên năm tới đặt mục tiêu con vào Top 10 và nói với con phấn đấu vào Top 3. Đây là ước mơ, trên đời ai chẳng có ước mơ.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% cũng vậy, là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu, thậm chí nhiều người còn ước mơ cao hơn, nhưng phải nhìn vào thực tế, thực lực. Nếu không đạt được mục tiêu thì cũng không có gì phải buồn, miễn là chúng ta đã cố gắng hết sức.

Tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến từng ngày và không thể đoán định, có hàng ngàn lý do tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng 6,5%, 7%, hay 7,5% không quan trọng, mà quan trọng là phải bám sát diễn biến trên thế giới cũng như nội tại của nền kinh tế để điều hành kinh tế phù hợp, linh hoạt, kịp thời.

分享到: