当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh bd thai lan】Phát triển năng lượng tái tạo: Chính sách đúng sẽ tạo thành công

Tiềm năng lớn

Mặc dù vẫn có thể đảm bảo nhu cầu điện cơ bản cho năm 2020,áttriểnnănglượngtáitạoChínhsáchđúngsẽtạothànhcôbxh bd thai lan song từ năm 2021 trở đi, nguy cơ thiếu điện đang trở nên hiện hữu. Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, những tháng đầu năm, dù tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nhưng nhu cầu phụ tải vẫn tăng trên 7%, thậm chí một số vùng tăng trưởng trên 11%. Tình hình thuỷ văn vẫn bất lợi, dù đã phải huy động tối đa điện sản xuất từ điện than, khí, năng lượng tái tạo, EVN vẫn phải huy động nguồn điện dầu giá cao. Dự kiến, nếu thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, tình hình cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức.

phat trien nang luong tai tao chinh sach dung se tao thanh cong
Nhà máy Điện mặt trời Sunseap 168 MW (Ninh Sơn, Ninh Thuận) là một trong những dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam

Trong khi đó, nhiều dự án nguồn điện theo quy hoạch điện VII điều chỉnh đang bị chậm tiến độ, hoặc chưa xác định được tiến độ còn rất lớn. Điều này dẫn đến nguy cơ Việt Nam sẽ bị thiếu điện trong tương lai gần. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về điện lực mới đây cho thấy, trong số 62 dự án nguồn điện công suất lớn từ 200 MW trở lên trong quy hoạch điện VII điều chỉnh thì chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ. Do đó, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội năm 2020 và giai đoạn từ 2021 trở đi, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ; đẩy mạnh tiết kiệm điện thì việc thúc đẩy phát triển các dự án NLTT như gió, mặt trời là cần thiết và cấp bách.

Từ hơn 10 năm trước, Bộ Chính trị và Chính phủ đã có những nghị quyết quan trọng nhằm phát triển NLTT tại Việt Nam và hiện nay, các chính sách thúc đẩy phát triển NLTT ngày càng được Chính phủ quan tâm. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn về NLTT nhưng chưa được khai thác hiệu quả, đặc biệt là khu vực 6 tỉnh miền Trung Tây Nguyên.

Là nhà đầu tư của một trong những dự án nhà máy điện mặt trời có công suất vào loại lớn ở Việt Nam hiện nay - Nhà máy Điện mặt trời Sunseap 168 MW (Ninh Sơn, Ninh Thuận) và chuẩn bị thi công một số dự án điện mặt trời khác tại địa phương này, ông Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều Canada - Giám đốc Công ty Sunseap Links chia sẻ, trước đây Việt Nam có quyết định phát triển điện hạt nhân tại Ninh Thuận, sau đó vì nhiều lý do nên tạm dừng dự án điện này. Ngay sau đó, UBND Ninh Thuận đã nắm bắt chủ trương, đẩy mạnh phát triển NLTT, đặc biệt là gió và mặt trời. Đây là quyết định kịp thời.

Ninh Thuận là nơi có bức xạ nhiệt và tốc độ gió vào loại tốt nhất Việt Nam, có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển NLTT. Ninh Thuận cũng là địa phương nghèo khó, nắng hạn, để phát triển nông nghiệp vô cùng khó khăn. Do đó, đẩy mạnh phát triển NLTT là chủ trương đúng của tỉnh, góp phần giúp địa phương thoát khỏi khó khăn, đồng thời giảm áp lực cho hệ thống điện. “Sunseap CMX RE là doanh nghiệp đầu tiên được Ninh Thuận cấp chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời và hiện Nhà máy Điện mặt trời Sunseap là dự án lớn nhất tại Ninh Thuận. Theo kế hoạch, nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 518 MW điện mặt trời tại địa phương này”, ông Nguyễn Hoài Bắc cho biết.

Cần chính sách tốt cho nhà đầu tư

Tiềm năng là thế, song việc phát triển NLTT nói chung và điện mặt trời nói riêng đang gặp một số khó khăn. Ông Nguyễn Hoài Bắc chỉ rõ, hiện tai có 2 lý do khiến các nhà đầu tư lo ngại đó là cơ chế giá điện mặt trời theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định 13) và cơ chế đấu thầu các dự án điện.

phat trien nang luong tai tao chinh sach dung se tao thanh cong
Ninh Thuận có tiềm năng trở thành một trong những trung tâm NLTT của cả nước

Cụ thể, về cơ chế đấu thầu, ông Bắc chỉ rõ, đây là cơ chế tốt cho các nước phát triển trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì gặp khó khăn. Bởi lẽ phải có đất sạch, có hạ tầng cơ sở và phải ổn định được lãi suất thì cơ chế đấu thầu mới phát huy tác dụng. Còn hiện tại, ta không có đất sạch; các địa phương lại không có kinh phí để đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân nên việc này nhà đầu tư phải làm. Thứ hai, hạ tầng Việt Nam không có nên có tình trạng một số nhà máy mới đầu tư chỉ phát được 50% - 60% công suất đã đứng trước nguy cơ phá sản, ngân hàng gặp khó khăn về thu hồi vốn chứ chưa nói đến thu lãi.

Thứ hai, theo Quyết định 13, giá điện đưa ra đấu thầu là 7,09 cent/kWh điện mặt trời; điện mặt trời mặt hồ là 7,59 cent/kWh và điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent/kWh.

“Vài năm trước, giá đền bù có thể là 500 triệu đồng/ha đất thì nay đã lên đến hàng tỷ đồng/ha. Nhà đầu tư đấu thầu thành công còn phải làm cơ sở hạ tầng, mức giá 7,09 cent hiện không đủ cho nhà đầu tư thu hồi vốn”, ông Bắc thẳng thắn nói.

Hiện Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng giá điện mặt trời của các quốc gia lận như để so sánh với giá của Việt Nam, ví dụ như Campuchia là 3,88 cent/kwh. Ông Bắc phân tích, ở Campuchia, nhà đầu tư được giao đất sạch, làm cơ sở hạ tầng đến tận chân hàng rào, cho mượn tiền với lãi suất 2,59%/năm. Ở Việt Nam, lãi suất không dưới 10%, lại không có đất sạch, không có hạ tầng. Do đó, việc một số tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng giá điện mặt trời tại Campuchia để áp với chính sách giá của Việt Nam là quá khập khiễng.

“Như vậy, để khuyến khích nhà đầu tư, cần làm rõ mức 7,09 cent/kWh là giá trần hay giá sàn? Nếu 7,09 cent/kWh là giá sàn thì rất nhiều nhà đầu tư dám vào và sẽ có một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Người nào đền bù giải phóng mặt bằng khéo, có lợi cho người dân, làm đường truyền tải đấu nối lên đường dây 500kV hay 200kV của nhà nước tốt thì sẽ thắng. Điều này có lợi cho cả Nhà nước và người dân. Còn nếu lấy giá trần là 7,09 cent/kWh, cộng lãi ngân hàng, cộng các chi phí khác thì 13 năm sau nhà đầu tư mới thu hồi được vốn. Khoảng thời gian này khiến không ngân hàng nào dám cho nhà đầu tư mượn tiền và doanh nghiệp cũng không dại gì để đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Bắc kiến nghị.

Ngoài vấn đề giá, chính sách cũng phải dài hơi. Ví dụ, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, chỉ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 đến ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, điện mặt trời cần nhiều đất, liên quan nhiều đến giải phóng mặt bằng nên hiệu lực thi hành này là quá ngắn. Đến Quyết định 13, hiệu lực thi hành được tính từ 22/5/2020, việc sửa đổi này là hợp lý.

“Chưa kể, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam muốn mua điện NLTT trực tiếp từ các nhà đầu tư. Điều này là tốt, giảm áp lực cho hệ thống, cũng tiện lợi cho nhà đầu tư, vậy tại sao không cho phép? Tại sao không kích cầu, đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp?”, ông Bắc đặt câu hỏi.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón một làn sóng đầu tư lớn từ nước ngoài sau đại dịch Covid-19, trong đó có lĩnh vực NLTT. Muốn đón được làn sóng này, phải có chính sách tốt hơn, ưu việt hơn các quốc gia khác. Nói cách khác, chính sách tốt sẽ tạo thành công cho các dự án NLTT. Điều này là cực kỳ quan trọng và hoàn toàn phù hợp với định hướng mà Chính phủ đề ra là đến năm 2030 sẽ tăng dần tỷ trọng các dự án NLTT trong hệ thống điện nhằm vừa tận dụng được nguồn tài nguyên vô tận, vừa giải bài toán thiếu điện, vừa giảm áp lực lên môi trường.

Ông Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều Canada - Giám đốc Công ty Sunseap Links:

Sau 4 năm tham dự chương trình NLTT, chúng tôi đã khảo sát ở nhiều địa phương và quyết định đặt điểm đến ở Ninh Thuận do cán bộ làm việc tại các Sở ban ngành giúp việc cho UBND và Tỉnh ủy Ninh Thuận đều là cán bộ rất trẻ, có khát vọng và sẵn sàng theo sát hỗ trợ nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh cũng là những người rất tâm huyết. Từ mảnh đất nghèo nhất Việt Nam, chỉ cần có khát vọng đưa địa phương thoát nghèo, họ sẵn sàng làm việc với 110% năng lực. Khát vọng và cùng chung chí hướng, tôi tin rằng Ninh Thuận sẽ là điểm đến sau 10 năm nữa của Việt Nam.

分享到: