【báo bóng đá tây ban nha】Cần khung pháp lý đủ rộng để báo chí phát triển
Ông Lê Quốc Vinh,ầnkhungpháplýđủrộngđểbáochípháttriểbáo bóng đá tây ban nha Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation (Tập đoàn Truyền thông Lê) đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCO. PV: Thưa ông, Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng toàn cầu ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ông đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị và tham gia hội nhập của ngành báo chí Việt Nam? Ông Lê Quốc Vinh: Đầu tiên có thể thấy ngay là trước những thay đổi lớn lao của thời cuộc, chúng ta đã nhanh chóng sửa đổi Luật Báo chí. Luật Báo chí sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 5/4 được đánh giá là đáp ứng những yêu cầu của thực tế với nhiều điểm mới. Trong đó, điểm được đánh giá cao nhất ở Luật Báo chí sửa đổi mới đây là sự thừa nhận tính thị trường trong báo chí.
Thứ hai là cho phép sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với hầu hết các loại hình báo chí. Trước đây, tuy trong luật chưa có nhưng trong Nghị định đã cho phép liên doanh liên kết nhất định ở một số hoạt động báo chí, ví dụ như trong truyền hình với những chương trình mang tính chất giải trí và thông tin kinh tế đơn thuần. Đến nay đã mở rộng phạm vi cho phép liên doanh liên kết trong các loại hình báo chí khác.
Ông Lê Quốc Vinh |
Hiện nay, xu hướng truyền thông trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nhất là mạng xã hội, đòi hỏi chúng ta cần có khung pháp lý đủ rộng để có thể bao quát được sự phát triển đó trong tương lai. Nếu báo chí lại dậm chân tại chỗ thì thông tin sẽ bị chi phối bởi các lực lượng khác.
Luật Báo chí sửa đổi đã tạo ra điều kiện phát triển mạnh mẽ cho báo chí để đối diện với sự phát triển của các loại hình truyền thông khác, đặc biệt là mạng xã hội.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập. Hiện công nghệ truyền thông phát triển nhanh và làm thay đổi tính chất, phương thức truyền thông trong các cơ quan báo chí.
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn băn khoăn chuyện một cơ quan báo in có được ra website hay không và website đó là như thế nào, có được tự phát triển nội dung hay phải đăng tải lại bài của báo giấy; hay một cơ quan báo chí có thể làm truyền hình hay không… Chúng ta đang băn khoăn những điều đã trở thành hiển nhiên và tất yếu trong sự phát triển chung.
Bởi lẽ không có một cơ quan báo chí nào có thể nói là chúng tôi có thể sống nếu không có điện tử. Vậy tại sao chúng ta phải đặt ra vấn đề một cơ quan báo chí này có được làm báo điện tử hay không; tại sao chúng ta lại phải “trói” chúng ta?
Theo tôi, chúng ta chỉ cần quản lý nội dung chứ không cần quản lý hình thức và nên mở cửa cho các cơ quan báo chí được chủ động trong việc phát triển theo nền tảng nào để tiếp cận được với bạn đọc, công chúng. Trong luật đã thừa nhận được tính thị trường của báo chí thì để cho họ lựa chọn phương thức thể hiện sao cho hiệu quả để tự bơi, tự sống.
Các cơ quan báo chí không nên trở thành gánh nặng của ngân sách nhà nước nữa, trừ một số cơ quan báo chí đặc thù mà nên chủ động tồn tại, sống bằng năng lực và sự thu hút bạn đọc, làm sao để trở thành những kênh truyền thông có giá trị và thu lợi từ giá trị ấy.
Bên cạnh đó, một trong những xu hướng truyền thông hội nhập trong tương lai là mobile. Vậy chúng ta sẽ đối xử thế nào với mobile? Về bản chất, mobile không phải là một phiên bản của báo điện tử online, không đơn thuần là một trang web thể hiện bằng điện thoại di động, mobile là một loại hình báo chí riêng biệt.
PV:Thưa ông, hiện nay đang tồn tại khá nhiều tình trạng thông tin sai sự thật trên báo chí. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông Lê Quốc Vinh: Thực ra phần lớn các báo vẫn phát triển lành mạnh, đúng hướng và đó cũng chỉ là thực trạng “con sâu làm rầu nồi canh” vì miếng cơm manh áo mà thôi. Các cơ quan báo chí đều cần có độc giả để sống, do đó, hiện nay một bộ phận không hề nhỏ thiên về phương thức gia tăng lượng bạn đọc thông qua việc mở cửa cho trường phái làm báo theo kiểu chạy đua theo nhu cầu kinh tế, sẵn sàng đăng tải thông tin câu khách rẻ tiền.
Bên cạnh đó, cũng có tờ báo nuôi dưỡng một lực lượng chỉ làm một việc là chuyên đi “bới vết tìm sâu” các doanh nghiệp để nhằm mục đích về lợi ích kinh tế, chứ không phải vì độc giả.
Phóng viên đang trao đổi với ông Lê Quốc Vinh. |
PV:Vậy theo ông, những cá nhân và doanh nghiệp bị đưa tin sai sự thật thì phải làm như thế nào?
Ông Lê Quốc Vinh: Trong khủng hoảng truyền thông đối với mỗi doanh nghiệp có hai nhóm tác nhân chính. Nhóm tác nhân thứ nhất là họ sai thật, họ có lỗi trong quy trình sản xuất, hoặc vấp phải vấn đề trong hệ thống. Tức là lỗi thuộc về doanh nghiệp, do đó phải tự sửa sai.
Nhóm tác nhân thứ hai do thông tin thất thiệt, đồn đại, thậm chí là bị đối thủ “đánh”, vu khống, thậm chí không thiếu những nguyên nhân do báo chí tạo ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủ yếu là báo chí đưa tin sai dựa trên một điểm gì đó sai của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn là do báo chí bịa đặt, vu khống toàn bộ… Lúc đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải tỉnh táo phân tích nguyên nhân, thận trọng giải quyết bằng pháp luật và cân nhắc giữa kiện hành chính hay kiện trực tiếp cho phù hợp, đừng để xảy ra tình trạng “dứt dây động rừng”, vá chỗ nọ thủng chỗ kia, khủng hoảng trầm trọng.
Tôi khuyên doanh nghiệp, với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, cần luôn luôn phải chuẩn bị tâm thế là khủng hoảng truyền thông cận kề. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược truyền thông dài hạn để xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu thân thiện và có “tâm” với cộng đồng. Đây là bước đi lâu dài và bền vững để tạo dựng hình ảnh. Đồng thời, phải dự đoán được những rủi ro về truyền thông để kịp thời ứng phó.
PV:Có một số ý kiến cho rằng, các quy định của báo chí hiện còn lỏng lẻo và các mức phạt chưa đủ sức răn đe, ý kiến của ông về vấn đề này?
Ông Lê Quốc Vinh: Hiện nay, một số quy định về báo chí vừa lỏng quá mà lại vừa chặt quá. Chặt là để kiểm soát về nội dung và sự phát triển của báo chí, nhưng lại lỏng trong việc xử lý các vi phạm. Ví dụ như xử phạt về việc đưa thông tin sai với mức phạt vài ba triệu thì ai sợ. Khi báo cần câu view, làm sai để câu view, mức phạt vài triệu là con số rất ít so với mức thu lại từ tiền quảng cáo.
PV:Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên