Tạm hoãn xuất cảnh ngay đối với đối tượng tham nhũng khi cần thiết?ốchộibiểuquyếtthôngquadựánLuậtquantrọdiễn biến chính ulsan hyundai gặp jeonbuk | |
Dự án Luật Dân quân tự vệ: Cần bổ sung nghĩa vụ lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp | |
Chính quyền |
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương với 431/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,23% tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020 nhưng có bổ sung điều khoản chuyển tiếp đối với một số quy định liên quan đến số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, số lượng cấp phó tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để áp dụng từ nhiệm kỳ 2021-2026.
Một trong những điểm mới của luật sửa đổi lần này là Quốc hội đã bổ sung một số thẩm quyền cho Thủ tướng.
Bên cạnh 11 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn theo luật hiện hành, Luật bổ sung thêm quy định: Thủ tướng có quyền chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền về quản lý công chức, viên chức...
Ngoài ra, bổ sung cho Thủ tướng thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp lãnh đạo Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Riêng quy định Thủ tướng được quyết định tiêu chí, điều kiện thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện… đã được bỏ.
Thủ tướng Chính phủ được giao thêm nhiều thẩm quyền trong Luật Tổ chức Chính phủ mới. |
Với Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, kết quả biểu quyết cho thấy: có 442/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,55% tổng số đại biểu Quốc hội.
Gồm 9 Chương, 52 Điều, Luật này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Một nội dung quan trọng của Luật là thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh. Theo đó, Luật quy định hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 1 đến 5 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 3 năm.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 5 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Luật cũng quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm như cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài; tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh; sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam,…
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều nhận được 443/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (chiếm 91,72%) tán thành thông qua. Trong số các đại biểu tham gia biểu quyết, có 1 đại biểu không tán thành (chiếm 0,21%), 2 đại biểu không biểu quyết thông dự án luật (chiếm 0,41%).
Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm là về tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình đối với đối tượng là hộ cận nghèo để tạo điều kiện phát triển kinh tế, tránh nguy cơ xuống hộ nghèo.
Ngoài ra, Luật quy định đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ trong trường hợp nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.