【trực tiếp trận bóng đá】Nhiều hình thức lừa đảo trên mạng, mọi người cân nhắc kỹ trước khi giao dịch
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:48:30 评论数:
Tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng với nhiều chiêu thức,ềuhnhthứclừađảotrnmạngmọingườicnnhắckỹtrướckhigiaodịtrực tiếp trận bóng đá thủ đoạn tinh vi, khó lường. Thực tế này cho thấy nếu không đề cao cảnh giác, tỉnh táo khi kết nối, thực hiện các giao dịch thì người dân rất có thể bị sập bẫy lừa đảo bất cứ lúc nào.
Bùi Văn Tý và số tang vật cơ quan công an thu giữ khi thực hiện hành vi lừa đảo bán bia.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh… “bán bia” tận Hậu Giang
Tháng 7-2023, do đầu tư tiền ảo thua lỗ, Bùi Văn Tý (sinh năm 1994), ngụ thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, nảy sinh ý định lên mạng xã hội tìm người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhằm chuẩn bị cho hành vi phạm tội của mình, Tý lên mạng nghiên cứu thủ đoạn lừa đảo, rồi đặt mua giấy tờ tùy thân, tài khoản ngân hàng, mua “sim rác”, sau đó sử dụng các giấy tờ giả đăng ký nhiều tài khoản mạng xã hội.
Khi đã chuẩn bị đủ… công cụ, Tý tham gia nhóm “Tìm đại lý bia toàn quốc” tìm người có nhu cầu mua bia, rồi sử dụng “sim rác” liên lạc và giới thiệu là nhà cung cấp bia với “giá rẻ”, “chiết khấu cao” để tư vấn, thỏa thuận mua bán.
Đến cuối tháng 7-2023, Tý tìm thấy chị T. trên mạng xã hội là người cần mua bia ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, nên lấy số điện thoại gọi đến chị T., tự xưng là nhà phân phối có bán bia Sài Gon Lager giá 238.000 đồng/thùng, qua trao đổi với Tý, chị T. đồng ý đặt mua bia số lượng 400 thùng.
Sau khi thống nhất với chị T., Tý tiếp tục lên mạng tìm các đại lý bia gần chỗ chị T. sinh sống để đặt mua bia thì tìm được anh N. (người làm công cho chị A.) là nhà phân phối bia tại thị xã Long Mỹ đồng ý bán, sau đó, Tý trao đổi qua điện thoại và đặt mua 400 thùng bia của đại lý bia nơi anh N. làm việc, rồi đề nghị anh N. giao bia đến thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ.
Khi anh N. đến điểm giao bia, Tý gọi chị T. đến nhận bia từ anh N., đồng thời đề nghị chị T. chuyển số tiền 95 triệu đồng vào tài khoản của Tý. Vì tin tưởng Tý, chị T. thực hiện lệnh chuyển tiền, nhưng sau khi nhận được số tiền trên, Tý liền tắt điện thoại, bỏ sim, rồi lấy tiền tiêu xài cá nhân.
Chị T. cho biết: “Khi đó, anh nhân viên giao bia nói là chuyển khoản thôi chứ không nhận tiền mặt. Nên tôi cũng nghe theo chuyển khoản cho tài khoản của đối tượng Tý, một lát sau anh giao bia nói chưa chuyển tiền cho ảnh, nên cả hai mới vỡ lẽ và đến cơ quan công an trình báo”.
Tại tòa, Tý khai nhận rằng, không chỉ thực hiện vụ việc lừa đảo ở huyện Long Mỹ, mà cùng thủ đoạn tương tự trên còn lừa 2 nạn nhân ở tỉnh Bình Thuận để chiếm đoạt gần 160 triệu đồng.
Mạo danh Ban Giám đốc Công an tỉnh
Công an tỉnh vừa phát đi thông tin cảnh báo về việc thời gian gần đây có một số đối tượng sử dụng các số điện thoại 0854.563.728, 0856.984.471 tự xưng là lãnh đạo Ban Giám đốc Công an tỉnh hoặc xưng là trưởng công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh gọi điện lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức của các sở, ban, ngành để trao đổi công việc.
Theo Công an tỉnh, lãnh đạo Ban Giám đốc Công an tỉnh không sử dụng hai số điện thoại trên; hai số điện thoại 0854.563.728 và 0856.984.471 là của đối tượng mạo danh lừa đảo. Về phía lực lượng công an, khi có yêu cầu trao đổi công việc với các sở, ban, ngành sẽ có giấy mời và làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan; không mời, làm việc qua điện thoại.
Do đó, để cảnh giác với hành vi mạo danh Ban Giám đốc Công an tỉnh, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương và Nhân dân khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng mạo danh Ban Giám đốc Công an tỉnh và trưởng công an các địa phương thì kịp thời báo cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, khuyến cáo, để phòng, chống các loại tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm lừa đảo qua mạng, người dân cần thực hiện “4 không, 2 phải”.
“4 không” gồm: Không sợ, không tham, không kết bạn với người lạ (khi có người lạ liên lạc hoặc mời kết bạn thì không kết bạn, không bắt chuyện, không tham gia), không chuyển tiền (khi nhận được yêu cầu của người lạ hoặc chưa xác định đúng là người thân, người quen của mình thì không chuyển tiền).
Và “2 phải” đó là: Phải bảo mật thông tin, phải tố giác ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi ngờ là giả mạo, lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định thông tin là đúng sự thật thì phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Theo đại tá Phan Thanh Minh, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, hiện nay để phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng tự phòng tự tránh để không trở thành nạn nhân của các đối tượng phạm tội. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên không gian mạng. Không tò mò làm theo yêu cầu cập nhật đường link của các đối tượng, đồng thời cần nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện có hành vi phạm tội.
P.T