Thực hiện Khoản 2 Điều 59 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về việc giao Bộ KH&CN có trách nhiệm xây dựng,ệmvụgiảiphápthựchiệnChiếnlượctiêuchuẩnhóaquốcgiađếnnăkết quả u20 pháp ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4560/VPCP-KGVX ngày 21/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo “Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030”. Tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân, chuyên gia và hiệp hội liên quan, Bộ KH&CN đã rà soát, xây dựng, hoàn thiện dự thảo “Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030” (Chiến lược). Trong Chiến lược, Bộ KH&CN cũng nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp. Tập trung hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật về hoạt động tiêu chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Rà soát và hoàn thiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động tiêu chuẩn hóa; Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thành tiêu chuẩn quốc gia; Xây dựng cơ chế khuyến khích việc sử dụng các tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng của các Bộ ngành địa phương; phát huy nguồn lực trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác công tư trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa; Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách đảm bảo hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; tạo điều kiện cho các thành viên Ban kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân đại diện cho Việt Nam tham gia vào các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế, tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn của các tổ chức, diễn đàn tiêu chuẩn hóa khu vực và quốc tế; Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo tiêu chuẩn tại các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục, tổ chức, doanh nghiệp; Ban hành các tiêu chí về năng lực của đội ngũ chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn tại các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; Phát triển các nền tảng và công cụ xây dựng, soát xét và sửa đổi tiêu chuẩn; tạo cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan khác tham gia vào hoạt động xây dựng, soát xét và sửa đổi tiêu chuẩn, cải thiện chất lượng tiêu chuẩn; Thiết lập và hoàn thiện cơ chế để thúc đẩy xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia từ yêu cầu của thị trường; tăng cường cơ chế phối hợp với sự tham gia của Chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu trong xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phổ biến, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài đối với các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm của Việt Nam; sử dụng kinh phí từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp vào mục đích nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa; Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp quan trọng trong hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh. Thúc đẩy nghiên cứu và xây dựngtiêu chuẩn quốc gia gắn với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ sản xuất và đời sống. Tăng cường nghiên cứu các tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ trọng điểm: đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, thông tin lượng tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), y tế, năng lượng mới, vật liệu mới, phương tiện giao thông thông minh, phương tiện giao thông thân thiện môi trường, đường sắt cao tốc, xe ô tô sử dụng năng lượng mới; Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển đối với các tiêu chuẩn trong các ngành sản xuất: các tiêu chuẩn đối với linh kiện, vật liệu, công nghệ tiên tiến; tiêu chuẩn đối với cơ sở dữ liệu phục vụ sản xuất; tiêu chuẩn sản xuất thông minh, sản xuất xanh, sản xuất theo định hướng dịch vụ; tiêu chuẩn của các ngành sản xuất mới nổi, ngành sản xuất tương lai, phát triển các mô hình kinh doanh mới; tiêu chuẩn về thiết bị hạ tầng mạng, công nghệ mới, internet công nghiệp; tiêu chuẩn về chuyển đổi số trong các lĩnh vực thực phẩm, chăm sóc y tế, giáo dục, ứng phó khẩn cấp, chống biến đổi khí hậu, giao thông vận tải, logistics, thủy lợi, năng lượng, tài chính, thương mại điện tử; tiêu chuẩn giúp nâng cao tính ổn định của chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và khả năng cạnh tranh toàn diện của ngành sản xuất; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng mục tiêu phát triển KTXH đất nước. |