Bài học từ cơn sốt đất ăn theo hạ tầng sân bay ở Bình Phước
Giá đất ở một số nơi trở thành ảo,àihọctừcơnsốtđấtăntheohạtầngsânbayởBìnhPhướkenh keo nha cai không còn phản ánh giá trị và nhu cầu thực tế mà được dựa trên những tin đồn thổi không rõ ràng, theo Savils.
Sốt đất ảo ở Bình Phước
Savills vừa đưa ra nhận định về bản chất của những cơn sốt đất và lời khuyên cho các nhà đầu tư cá nhân. Những nhận định này được đưa ra trong bối cảnh những năm gần đây, thị trường Bất động sản Việt Nam chứng kiến nhiều đợt sốt đất, không chỉ tại các dự án ở các thành phố lớn, mà còn ở các thành phố vệ tinh như Đồng Nai, Thạch Thất (Hà Tây), Vân Đồn (Quảng Ninh), Đồng Nai, Phú Quốc... và gần đây nhất là tại Hớn Quản (Bình Phước).
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam lấy ví dụ và phân tích về hiện tượng sốt đất vừa qua tại huyện Hớn Quản. Địa phương này rộ lên cơn sốt đất sau tin đồn sân bay Téc-Níchsắp được quy hoạch ở địa phương với diện tích lên tới 500 ha. Tuy nhiên chỉ sau một tuần, "bong bóng đã vỡ", hiện tượng sốt đất nguội dần, dòng người tìm đến cũng không còn.
"Việc xây dựng sân bay Téc-Ních không phải cây đũa thần để làm cho thị trường bất động sản Bình Phước khởi sắc chỉ trong một thời gian ngắn. Việc xây dựng một sân bay không thể là bước ngoặt cho kinh tế toàn tỉnh, ông Khương nói.
Lý do thứ nhất, theo ông đây chỉ mới dừng lại ở mức chủ trương đang đợi xem xét và phê duyệt. Thứ hai, việc giá thị trường bất động sản tại tỉnh có tăng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Ngoài thông tin quy hoạch và dự án ở Bình Phước vừa qua, thông tin về tín dụng hay diễn biến có tác động đến nền kinh tế đều có thể làm tăng giá trị tài sản và tạo ra động lực thúc đẩy thị trường.
Tuy nhiên tất cả những yếu tố này có thể hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản. Vì thế, việc bùng nổ về giá chỉ vì một lý do như câu chuyện tại Bình Phước rất cần được cân nhắc một cách thực tế và kỹ càng.
"Với giả định là sân bay sẽ được hoàn thành, việc lên kế hoạch và được phê duyệt cần ít nhất 5-7 năm, rồi xây dựng sẽ mất thêm 3-5 năm nữa. Như vậy, từ lúc khảo sát đến lúc khánh thành cũng gần 10 năm nếu mọi việc diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, để vân hành trơn tru và thật sự thu hút đầu tư đáng kể thì cần 5-10 năm nữa”, TS Khương cho biết.
Ông dẫn chứng, hiện Việt Nam có tới 22 sân bay dân sự nhưng chỉ có 6 sân bay đang hoạt động có lãi, dựa theo báo cáo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ACV. Vì thế, tính hiệu quả về mặt tài chính của nhiều sân bay theo ông sẽ là yếu tố cần được cân nhắc.
Nguy cơ từ những cơn sốt đất
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, sốt đất là hiện tượng giá đất tăng với tốc độ đột biến trên diện rộng trong thời gian ngắn. Đa phần các cơn sốt đất xuất phát từ hiệu ứng đám đông khi nhiều cá nhân có nhu cầu mua làm đẩy giá lên cao do nguồn cung có hạn. Các cơn sốt đất dễ trở thành ảo khi giá đất không còn phản ánh giá trị và nhu cầu thực tế mà được dựa trên những thông tin không rõ ràng và tin đồn thổi.
Hiện tượng sốt đất tại Việt Nam đã xuất hiện từ khi thị trường chứng kiến cơn sốt đất từ việc ra đời của Bộ Luật Đất Đai năm 1993. Việc cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách dễ dàng và thuận tiện hơn đã tạo ra nhiều cơn sốt đất khắp cả nước.
Theo Savills, nếu nhìn từ góc độ vĩ mô hơn, việc người dân chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc giá đất tăng mà không chú trọng đến việc tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Đối với những nhà đầu tư cá nhân mạo hiểm đã dùng đến đòn bẩy kinh tế thì họ rất có thể sẽ mất khả năng chi trả nếu thị trường không đạt như kì vọng và gánh nặng tài chính quá lớn. Về lâu dài, nền kinh tế vĩ mô và xã hội sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi mọi người không còn chú trọng đến việc lao động sản xuất. Vì thế, theo ông Khương, người dân cần được nâng cao nhận thức để không bị dao động bởi những thông tin không đầy đủ và tạo ra những cơn sốt ảo.