Có vẻ như cách duy nhất đối với Canada và Mexico để cứu vãn thỏa thuận này là mang lại cho Tổng thống Trump điều ông muốn: Mỹ cần thặng dư thương mại lớn với hai nước thành viên còn lại. Tuy nhiên,ậnthứcsailầmvềthâmhụtthươngmạicủaMỹlich thi dau đức điều này cho thấy Tổng thống Trump đang “đùa với lửa” bởi từ bỏ NAFTA không phải là chính sách để có được thành công về kinh tế hay giảm thâm hụt thương mại. Ông Trump đã hiểu sai về NAFTA và về thâm hụt thương mại.
Thứ nhất, Mỹ có thâm hụt thương mại với Mexico nhưng Mỹ cũng có thặng dư thương mại với Canada. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico gia tăng nhưng không phải vì Mexico có quan điểm trọng thương như Trump (xuất khẩu là tốt, nhập khẩu là xấu), hay Mexico đang lợi dụng Mỹ, hay Mexico đang có thặng dư thương mại với toàn bộ thế giới. Trên thực tế, Mexico nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và vì vậy có thâm hụt thương mại. Thặng dư thương mại hơn 50 tỷ USD của nước này với Mỹ không phản ánh thực chất quan hệ Mỹ-Mexico, nó chỉ cho thấy các nước khác hiện xuất khẩu vào Mỹ thông qua các đối tác và công ty khác đặt tại Mexico.
Thứ hai, các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) của Mỹ thực sự cải thiện cân bằng thương mại của Mỹ. Trong ba FTA mà Mỹ ký kết với các nước khác, có thặng dư thương mại sản xuất (chưa kể đến thặng dư thương mại dịch vụ) có lợi cho Mỹ. Từ năm 2000-2016, cân bằng thương mại của Mỹ với các nước thành viên thuộc FTA, kể cả Mexico, giảm khoảng 30 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại với các nước ngoài các FTA này vẫn bùng nổ. Mặc dù có một số yếu tố đằng sau thâm hụt gia tăng của Mỹ với các đối tác ngoài FTA, nhưng điều đơn giản là các FTA mà Mỹ đã ký kết - bao gồm 40% tổng thương mại của Mỹ - đã mở cửa thị trường vì lợi ích của những nhà xuất khẩu Mỹ. Thâm hụt với các nước đối tác thuộc FTA nhỏ hơn 9 lần so với thâm hụt của Mỹ so với các nước không thuộc các FTA mà Mỹ đã ký kết.
Thứ ba, rời bỏ NAFTA hay các thỏa thuận thương mại khác sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ. Điển hình như ngành thép, Tổng thống Mỹ đã miễn thuế mới đối với thép cho Mexico và Canada, nhưng nếu rút khỏi NAFTA thì mức thuế của Mỹ với hai nước này lại khác nhau. Theo quy định của WTO, Mexico có thể được áp mức thuế cao hơn so với Mỹ đối với mặt hàng thép. Vậy Mỹ không thể giải quyết vấn đề cân bằng thương mại trong ngành sản xuất thép. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy Mỹ đã có một số năm có thặng dư thương mại với các nước thành viên NAFTA khi xuất khẩu thép đến các thị trường của họ. Gần 90% thép xuất khẩu của Mỹ tới Canada và Mexico. Nếu Mỹ rời khỏi NAFTA và tất cả 3 nước này đều tăng hàng rào bảo hộ đối với thép, Washington sẽ tự mình phá hủy những lợi thế về thặng dư thương mại của Mỹ theo khuôn khổ NAFTA liên quan mặt hàng này.
Tình huống xấu hơn là khả năng cạnh tranh của Mỹ trên toàn cầu sẽ giảm xuống. Các nhà sản xuất ở 3 nước thành viên NAFTA phụ thuộc vào chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu, do đó, khi quan hệ thương mại giữa 3 nước này bị biến dạng, điều đó có nghĩa rằng giá thành sản phẩm của họ sẽ tăng lên và khả năng cạnh tranh của họ sẽ đi xuống. Tác động là rất rõ ràng, Mỹ sẽ xuất khẩu sang các nước khác ít đi, đồng thời phải thay thế một số sản phẩm nội địa bằng cách nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới.
Tổng thống Trump có thể thành công trong chiến dịch vận động tranh cử với luận điệu sẽ kéo nước Mỹ ra khỏi các thỏa thuận thương mại "tồi tệ". Có lẽ điều đó chỉ đưa đến thất bại cho Trump, cái giá phải trả sẽ đè nặng lên vai những nhà xuất khẩu và công nhân Mỹ.