【ket qua cup c 1】Thách thức bên ngoài ảnh hưởng tới chính sách “phòng ngự” của Việt Nam
时间:2025-01-11 04:00:58 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”,áchthứcbênngoàiảnhhưởngtớichínhsáchphòngngựcủaViệket qua cup c 1 phấn đấu tăng trưởng từ 2,5 - 3% | |
"Cùng với CPTPP, RCEP mang lại 2 mô hình kinh tế rất lí tưởng" | |
“Chốt chặn” an toàn của tỷ giá từ nền kinh tế |
Các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội mới về thương mại, kinh tế số. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 18/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ ba năm 2020 (CIEMB 2020).
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, khiến sự ổn định của hệ thống tài chính bị đe dọa, nên phải có chính sách để hạn chế sự suy thoái kinh tế.
Về vấn đề này, theo TS. Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam đưa ra nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi cao hơn các nước khác trên thế giới, nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu với con số xuất siêu cao, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng đang tăng và dự trữ ngoại hối đang ở mức kỷ lục.
Mặc dù triển vọng trong ngắn hạn vẫn tích cực, nhưng theo vị chuyên gia đến từ WB, các nhà quản lý vẫn cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa như thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro tài chính lợi nhuận của các ngân hàng thương mại giảm, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn thấp khi chỉ có 18/46 ngân hàng tuân thủ Basel II…
Đồng quan điểm, theo PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam đang gặp thách thức về nền tảng của nền kinh tế để có thể vượt qua được khủng hoảng.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trên thế giới, nhưng mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào mà chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu.
Ông Tô Trung Thành cũng chia sẻ thêm, nền kinh tế Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các thách thức bên ngoài. Các chính sách khó đoán định từ Tổng thống Donald Trump hay ông Joe Biden trong thời gian tới đều có thể gây ảnh hưởng đến chính sách “phòng ngự” của Việt Nam.
Do đó, TS. Jacques Morisset đề nghị, Việt Nam cần có các giải pháp khắc phục kịp thời, như phải có chính sách về quản lý thuế, ưu đãi thuế; tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, giám sát chặt chẽ và minh bạch hoạt động của các ngân hàng cũng như hoạt động cho vay…
Ngoài ra, giải pháp cấp bách hơn nữa là phải đẩy nhanh tốc độ cải cách ở trong nước - đặc biệt là về số hóa và môi trường kinh doanh thuận lợi, để giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt cơ hội mới về thương mại, kinh tế số và phục hồi xanh.
Nhìn nhận trong 1 đến 2 năm tới, PGS.TS Tô Trung Thành cho rằng cần phải duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân. Sau đó là cần chuẩn bị tốt các nguồn lực cơ bản để có thể phục hồi kinh tế sau Covid-19, nhưng Việt Nam cần phải đi theo một mô hình tăng trưởng mới là tập trung vào chiều sâu.
Chuyên gia của WB dự báo, Việt Nam sẽ có tăng trưởng GDP tích cực trong giai đoạn 2020-2022, nhưng phụ thuộc vào mức độ và thời gian dịch Covid-19 kéo dài ở Việt Nam và các quốc gia khác.
猜你喜欢
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- Lao động nghèo vỡ òa nhận vé xe rời TP.HCM về quê ăn Tết
- Cuộc điện thoại xúc động của chiến sĩ CSGT 16 năm đón giao thừa ngoài đường
- Bộ GTVT ‘sốt ruột’ với mặt bằng cao tốc Biên Hòa
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Chủ tịch Quốc hội: Đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế khi cải cách tiền lương
- Bí thư Hà Tĩnh chỉ đạo xử lý vụ xe công dùng đèn ưu tiên đón người nhà lãnh đạo
- Tái diễn mua bán ấn tại đền Bảo Lộc dù có chỉ đạo chấm dứt 'đóng ấn thu tiền'
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe