【keo nha cai .tv】Bán lẻ truyền thống vì sao vẫn "sống"?

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 16:06:18 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:195次

Kênh bán lẻ truyền thống với nhiều giá trị riêng vẫn có sức sống bền bỉ. Ảnh: Q.H

Thói quen khó bỏ

Có thể nói,sốngkeo nha cai .tv sự “thống trị” của kênh bán lẻ truyền thống tại Việt Nam đến từ thói quen của người tiêu dùng. Ngay cả ở các đô thị lớn, một bộ phận dân cư, số đông là người lớn tuổi, bà nội trợ vẫn chọn cửa hàng tạp hóa, kể cả chợ, là kênh mua sắm thường xuyên do hai kênh này có tính tiện lợi riêng như gần nhà, mua sắm không phải gửi xe và kể cả có thể thiếu nợ...

Chị Hàn Thu Hồng (47 tuổi) đã sinh sống tại đường Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) tròn 10 năm. Cách nhà chị Hồng khoảng 200m là 2 cửa hàng Vinmart+, trong khoảng 1-2km xung quanh có rất nhiều siêu thị lớn. Tuy nhiên chị Hồng vẫn giữ thói quen từ lâu là dậy sớm và ra chợ Quan Hoa, khu vực chợ tạm ở gần nhà, các tạp hóa để mua sắm các nhu yếu phẩm hàng ngày. Chỉ dịp cuối tuần hoặc có dịp khuyến mại, chị mới đi siêu thị.

Chị Hồng lý giải: “Tôi vẫn lựa chọn chợ truyền thống cho bữa ăn hàng ngày bởi gần nhà, đầy đủ mọi mặt hàng, tươi ngon. Ở đây đã lâu nên đều quen thân với các chủ tiệm buôn bán nhu yếu phẩm, tạp hóa”.

Bà Nguyễn Thị Liên (52 tuổi), chủ tiệm tạp hóa ở ngõ 165 Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị Hồng là khách quen của tiệm. Dù xung quanh bán kính khoảng 200m là mấy cửa hàng Vinmart+, Circle K,... nhưng cửa hàng của cô vẫn có lượng khách đều, nhiều lúc bán không kịp.

Nhiều bà nội trợ khác cũng ít khi đi siêu thị, trung tâm thương mại mà thường chọn các cửa hàng ở gần, cửa hàng quen vì nhanh và tiện. “Tôi thấy mỗi người chủ cửa hàng đều là “thợ” cả! Như cửa hàng điện nước, ngoài mua sản phẩm tôi còn được họ chỉ cách lắp đặt, sử dụng. Họ còn có dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, cho thuê… Có gì thắc mắc tôi lại điện thoại hỏi. Siêu thị làm gì có như thế”, chị Hồng cho biết thêm.

Không ngừng đổi mới

Dù vẫn có lượng khách hàng ổn định nhưng không vì thế mà các chủ của các kênh bán hàng truyền thống tự mãn. Cho dù là những thanh niên trẻ hay các bác, các cô lớn tuổi, họ đều đã và đang ý thức được việc đổi mới mô hình, dịch vụ để giữ chân khách hàng.

Cửa hàng tạp hóa của bà Liên là một ví dụ. Bà chủ động niêm yết giá rõ ràng, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tăng sự chuyên nghiệp, quản lý hàng hóa và doanh thu tốt hơn. Bà Liên cũng luôn giữ thái độ phục vụ niềm nở. Với những khách quen, cô còn tặng trứng, cho mua nợ hay mang tới tận nhà… bà cho biết: “Cửa hàng nhỏ tôi thấy vẫn có những lợi thế, đó là không tốn chi phí thuê mặt bằng, giá cả nhiều loại mặt hàng phải chăng hơn”.

Theo ông Nguyễn Dũng Hải - chuyên gia bán lẻ của phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, 9 tháng đầu năm 2020, số lượng truy cập website của đơn vị tăng hơn 1 triệu lượt so với cùng kỳ, số lượng đăng ký dùng thử phần mềm gần 350.000 lượt. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm, mong muốn đổi mới của các chủ tiệm kinh doanh là rất lớn.

Còn anh Phạm Tùng (31 tuổi) - chủ shop thời trang trên đường Nguyễn Chí Thanh chia sẻ thêm, từ khi anh áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ vào trong bán hàng, việc buôn bán của anh thuận tiện, dễ dàng hơn hẳn.

“Trước kia tôi phải ghi nhớ bằng cách lưu file excel, không thuận tiện trong việc tra cứu. Bây giờ tôi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp cho việc lưu giữ thông tin khách hàng rất chi tiết. Tôi có thời gian hơn trong việc tri ân khách hàng bằng nhiều hình thức như tặng quà, giảm giá các sản phẩm vào ngày sinh nhật, tích điểm… Khách hàng khi thấy được quan tâm thì thường hay bị kích thích. Từ đó giúp gia tăng sự trung thành và khả năng tái mua sản phẩm của khách hàng”, anh Tùng cho biết thêm.

Ban đầu anh Tùng cũng chỉ kinh doanh thời trang tại cửa hàng. Sau đó thấy hình thức kinh doanh qua các mạng xã hội rất hiệu quả, anh Tùng cũng mày mò để học. Anh muốn áp dụng nhiều kênh bán hàng để tận dụng những lợi thế khác nhau.

Bán lẻ truyền thống vì sao vẫn "sống"?
Ứng dụng công nghệ vào bán hàng giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Ảnh: Q.H

Chị Mai - chủ tiệm đồ ăn Bếp Mây (59 Láng Trung, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cùng quan điểm với anh Tùng. Khi dùng các phần mềm quản lý bán hàng, chị Mai nhận thấy đây là công cụ hữu ích giúp kết nối, chăm sóc khách hàng. Chị kể: “Khi khách đặt hàng qua inbox, facebook, chỉ cần gõ tên khách trên phần mềm là nó sẽ hiện ra tất tần tật thông tin, địa chỉ, số điện thoại, các lần mua hàng trước. Nhìn vào đó mình biết sở thích của khách là gì”.

Khi khách đặt hàng, nhờ những thông tin đã lưu sẵn, chị Mai rất nhanh bắt nhịp được với khách. Không đơn thuần chỉ là mua bán, chị còn trò chuyện với khách.

“Qua những lời tâm sự của khách, mình lại nảy ra ý tưởng bán thêm những thực phẩm chế biến sẵn ví dụ thịt kho, cá kho, pate, mắm tép chưng. Những món ăn bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giúp bố mẹ đi làm có thể yên tâm hơn. Nhờ đó cũng có thêm nguồn thu cho cửa tiệm”-chị Mai chia sẻ thêm.

Việc kết nối theo hướng như trên giúp có thêm một hướng đi cho cửa hàng của cô Liên, anh Tùng, chị Mai… trong thời kỳ dịch covid-19. Họ cho đó là cách để kết nối khách hàng, tri ân khách hàng, để cho khách thấy quan hệ giữa cửa hàng với khách không chỉ đơn giản là mua bán mà còn là nơi sự quan tâm, sẻ chia, đồng cảm những vấn đề trong cuộc sống.

Trước sự phát triển ồ ạt của những trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi kinh doanh lớn, những mô hình kinh doanh truyền thống mới vẫn tiếp tục mọc lên, len lỏi từng ngõ ngách. Với sự hỗ trợ từ những công cụ công nghệ, kênh bán hàng truyền thống đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình./.

Quang Huy

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接