发布时间:2025-01-10 18:36:09 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Trước kỳ nghỉ lễ,ứngkhoánSứcmạnhnàogiúpthịtrườngvượtđỉporto – estoril tiền vào tăng mạnh
Cú hích quan trọng giúp VN-Index bứt phá hoàn toàn qua đỉnh tháng 10/2009 được thực hiện trong phiên giao dịch cuối tuần với mức tăng trên 0,7% của VN-Index. Đó cũng là phiên thị trường được chứng kiến trở lại cảnh dư mua trần ở rất nhiều cổ phiếu. Sức mạnh thị trường thể hiện rất rõ ở thanh khoản vượt trội lên tới 3.812 tỷ đồng, tương đương với 251,1 triệu cổ phiếu.
Đây là quy mô thanh khoản cao rất đáng chú ý và đặc biệt là được thực hiện ngay trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Độc lập dài. Thông thường trước bất kỳ kỳ nghỉ dài nào, thị trường đều tỏ ra thận trọng vì không ai có thể dự đoán trước được rủi ro thông tin sẽ xuất hiện trong những ngày này. Nhà đầu tư nghi ngờ sẽ đẩy mạnh chốt lời, ít nhất cũng là một phần danh mục, để đảm bảo lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
Ngược lại, phải là những người rất tự tin và lạc quan mới chấp nhận mua vào và nắm giữ cổ phiếu qua kỳ nghỉ. Khả năng chấp nhận rủi ro cao vẫn được xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất thể hiện tâm lý thị trường trong một xu hướng giá lên.
Có thể nhận thấy sự thay đổi trong tâm lý này rất rõ trong những tuần cuối tháng 8. Từ chỗ nhà đầu tư lo ngại khả năng không vượt nổi đỉnh 620 điểm, đến chỗ lo ngại mức 630 điểm. Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài cũng cho thấy những phản ứng tương tự: Họ bán ròng quanh mức 620 điểm và quay lại mua mạnh sau khi vượt ngưỡng này. Sau khi mức 620 điểm được vượt qua, nhà đầu tư nói chung bắt đầu lạc quan hướng đến những mốc điểm số cao hơn, những mức điểm mà mới hồi đầu tháng còn không ai nghĩ tới.
Do đó, lượng tiền lớn vào thị trường luôn là dấu hiệu của mức độ chấp nhận rủi ro cao. Chỉ có lạc quan nhà đầu tư mới bỏ ra nhiều tiền hơn để mua, thay vì trong trạng thái phòng ngự tiền mặt hay mua thăm dò khối lượng thấp.
Nhìn vào biến động thanh khoản chỉ trong tháng 8, sự thay đổi nói trên là rất rõ ràng. Đầu tháng 8, giao dịch bình quân mỗi ngày (không tính thỏa thuận) trên toàn thị trường chỉ từ 1.200 tỷ đồng – 1.500 tỷ đồng. Đến giữa tháng 8, con số đã tăng vượt quá 2.500 tỷ đồng. Hai tuần cuối cùng, mức gia dịch đã là 3.000 tỷ - 3.600 tỷ đồng.
Tâm lý lạc quan tăng dần là nguyên nhân quan trọng nhất giúp thanh khoản thị trường tăng mạnh. |
Kỳ vọng cao vào quý 3
Sự gia tăng lượng tiền trên thị trường được chứng minh bằng con số giao dịch hàng ngày và đằng sau đó là tâm lý lạc quan tăng dần. Ban đầu, rất khó tìm được các thông tin hỗ trợ cụ thể nào khả dĩ hợp lý để lý giải hiện tượng đó. Bất kỳ thông tin mới mẻ nào cũng đều được “chộp lấy” để biện minh cho thực tế khách quan đang diễn ra, nhưng đều mang nặng tính suy diễn. Do đó những khởi đầu của một chu kỳ tăng thường được gọi là “tăng trong nghi ngờ”.
Khi dòng tiền càng ngày càng đổ vào thị trường nhiều hơn. Yếu tố cung cầu thuần túy chi phối và không nhiều người nhắc đến việc cần phải tìm lý do từ bên ngoài để lý giải nữa. Mọi vận động đơn giản chỉ là do nguồn lực trên thị trường lớn dần.
Tuy nhiên để đến khi dòng vốn đạt mức rất cao, chẳng hạn tuần cuối tháng 8 trung bình mỗi ngày lên tới 3.698 tỷ đồng khớp lệnh thì yếu tố thông tin phải xuất hiện. Tâm lý lạc quan chung suốt từ giữa tháng 8 có thể khiến hầu hết những thông tin tích cực được chú ý hơn. Đó là triển vọng giảm lãi suất chung, các giải pháp đẩy mạnh tín dụng những tháng cuối năm, cũng như kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp niêm yết.
Sự vận động của thị trường luôn đi trước các thông tin và rất khó để chứng minh cụ thể rằng các thông tin hỗ trợ nói trên tác động đến thị trường. Đúng hơn là các thông tin đó ảnh hưởng tới tâm lý lạc quan ngày càng tăng của nhà đầu tư. Thị trường đã tìm được chỗ dựa hợp lý và ủng hộ các quyết định mạo hiểm hơn của nhà đầu tư.
Tuy nhiên những kỳ vọng đó không phải là không có cơ sở. Yếu tố lãi suất thấp luôn là người bạn đồng hành trong tất cả các đợt sóng trên thị trường chứng khoán. Lãi suất giảm đồng nghĩa với lượng tiền nhàn rỗi tăng lên và có nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có triển vọng tốt. Không phải ngẫu nhiên các cổ phiếu chứng khoán và cổ phiếu ngân hàng lại bùng nổ trong tuần cuối tháng 8.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
18.8.2014 | 2.956,4 | 92,5 | 143,5 |
19.8.2014 | 2.880,2 | 80,0 | 193,7 |
20.8.2014 | 2.249,6 | 106,3 | 171,1 |
21.8.2014 | 3.456,8 | 264,8 | 193,2 |
22.8.2014 | 3.255,6 | 313,0 | 221,9 |
25.8.2014 | 3.843,8 | 334,2 | 207,5 |
26.8.2014 | 3.614,9 | 316,2 | 241,1 |
27.8.2014 | 3.553,1 | 178,7 | 327,0 |
28.8.2014 | 3.667,1 | 238,1 | 284,8 |
29.8.2014 | 3.812,0 | 306,9 | 245,8 |
Vốn ngoại thuận chiều
Biến động của dòng vốn ngoại trên thị trường trong tháng 8 có ảnh hưởng lớn đến thị trường, đồng thời cũng thể hiện khả năng ứng phó của nhà đầu tư trong nước một cách bản lĩnh. Tính chung trong toàn bộ tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng qua các giao dịch khớp lệnh trên hai sàn khoảng 956,4 tỷ đồng.
Đây là con số rất lớn, nhưng có sự phân chia rất rõ rệt giữa hai tuần đầu tháng và 2 tuần cuối tháng. Hai tuần đầu tháng cường độ bán ra của khối này mạnh nhất và chiếm hầu hết mức bán ròng của cả tháng. Cường độ bán đã giảm đi trong 2 tuần sau đó và xen kẽ là các phiên mua ròng trở lại.
Về cơ cấu bán, hai tuần đầu tháng khối ngoại xả ròng mạnh ở rất nhiều các cổ phiếu trong nhóm HSX30. Danh sách bán ra không hạn chế ở các cổ phiếu nào đặc biệt. Dường như đây là hoạt động chốt lời thực sự vì các cổ phiếu bị bán không xuất hiện những thông tin đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp hay các đăng ký thoái vốn.
Hai tuần cuối tháng, mức bán ra của khối ngoại về tổng thể cũng khá lớn, nhưng lại bó hẹp trong danh sách số ít cổ phiếu. Đây là những mã bị bán liên tục, đều đặn, bất kể trạng thái giá tăng hay giảm và một số mã có thông tin cơ cấu danh mục đầu tư.
Tuần cuối tháng 8, các cổ phiếu bị bán ra lớn nhất tiếp tục là KDC, GAS, CTG, PET và tuần trước nữa là HPG, KDC, HAG, GAS. Các mã này chiếm phần lớn quy mô bán ròng của khối ngoại.
Từ chỗ lo ngại áp lực bán ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài – và thực tế lực bán này đã ảnh hưởng lớn đến thị trường khi diện bán ra rộng khắp ở các blue-chips – nhà đầu tư trong nước đã an tâm hơn khi khối này bán ra đã co hẹp lại ở một số cổ phiếu nhất định. Hỗ trợ ngược lại, vẫn có những nhà đầu tư nước ngoài khác mua vào. Tuần cuối tháng 8 nếu bỏ đi các giao dịch thỏa thuận thì khối ngoại mua ròng 67,8 tỷ đồng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/8 | Giá đóng cửa ngày 22/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/8 | Giá đóng cửa ngày 22/8 | Mức tăng (%) |
LGC | 21,2 | 27 | -21,48 | KSH | 13,1 | 9,5 | 37,89 |
STG | 21,1 | 26,5 | -20,38 | SBC | 12,6 | 10 | 26 |
VMD | 17,1 | 19,2 | -10,94 | SJS | 26 | 20,8 | 25 |
PHR | 30,5 | 33,5 | -8,96 | KBC | 14,3 | 11,6 | 23,28 |
DTT | 5,5 | 5,9 | -6,78 | SFI | 36 | 30,7 | 17,26 |
HVX | 5,5 | 5,9 | -6,78 | MDG | 5,7 | 4,9 | 16,33 |
KAC | 11,7 | 12,5 | -6,4 | PXT | 3,9 | 3,4 | 14,71 |
L10 | 14,4 | 15,2 | -5,26 | IDI | 12,7 | 11,1 | 14,41 |
LGL | 6,5 | 6,8 | -4,41 | BCI | 21,4 | 18,8 | 13,83 |
C32 | 31,8 | 33,2 | -4,22 | TMT | 12,9 | 11,4 | 13,16 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/8 | Giá đóng cửa ngày 22/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/8 | Giá đóng cửa ngày 22/8 | Mức tăng (%) |
CID | 7,7 | 9,5 | -18,95 | NHA | 6,2 | 4 | 55 |
CKV | 9,6 | 11 | -12,73 | PIV | 10,3 | 6,7 | 53,73 |
HCT | 11 | 12,5 | -12 | VCS | 31 | 22,2 | 39,64 |
S12 | 8,4 | 9,5 | -11,58 | HHG | 6,3 | 4,8 | 31,25 |
DST | 4,9 | 5,5 | -10,91 | CTX | 8,6 | 6,7 | 28,36 |
VGP | 18 | 20,2 | -10,89 | ALV | 6,7 | 5,4 | 24,07 |
DZM | 4,5 | 5 | -10 | PVB | 59 | 47,7 | 23,69 |
PID | 6,3 | 7 | -10 | SJ1 | 17,5 | 14,5 | 20,69 |
VTC | 4,5 | 5 | -10 | CCM | 16,3 | 13,6 | 19,85 |
HTP | 7,7 | 8,5 | -9,41 | VIX | 23,3 | 19,5 | 19,49 |
Trọng Nghĩa
相关文章
随便看看