Công chức Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng thực hiện kiểm soát chi ngân sách trên dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc. Ảnh: P.V Với các cải cách đã và đang thực hiện,ạcNhànướcCảicáchhànhchínhgópphầnxâydựngChínhphủđiệntửempoli vs juventus toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đang tiến tới một tham vọng lớn hơn đó là trở thành Kho bạc số và góp phần vào mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Công nghệ thông tin giúp giảm lượng tiền mặt giao dịch tại kho bạc Thực hiện thành công Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 đã giúp các hoạt động cải cách, hiện đại hóa của toàn hệ thống KBNN được đẩy mạnh, toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Đặc biệt, với việc triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đã gắn kết chặt chẽ việc quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý ngân quỹ. Đồng thời, KBNN đã hiện đại hóa công tác kế toán thu, chi ngân sách, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo. Theo đó, việc tập trung nguồn thu và kiểm soát, thanh toán các khoản chi đã được đổi mới toàn diện thông qua việc đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (thời gian thực hiện giao dịch thu NSNN từ 30 phút còn 5 phút; thời gian kiểm soát chi từ 7 ngày còn 1-3 ngày). Đáng chú ý, với nền tảng Tabmis, KBNN đã mở rộng phối hợp thu NSNN với hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM). Trong 5 năm trở lại đây, toàn hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương đã tích cực ký kết phối hợp thu NSNN với các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, tạo thêm rất nhiều thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Thay vì đến trực tiếp kho bạc, khách hàng có thể đến nộp tiền vào ngân sách tại các chi nhánh giao dịch của các NHTM mà KBNN đã ký kết. Ngoài ra, KBNN còn đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử, do đó, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN đã giảm mạnh. Đến nay, thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN chỉ còn khoảng 0,47% tổng thu qua KBNN; chi NSNN bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN còn khoảng gần 3% tổng chi qua KBNN (chủ yếu là chi đặc biệt, chi an ninh, quốc phòng). Từ đó, đã giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt trong khu vực công và tiết kiệm chi phí xã hội. Một bước cải cách mang tính đột phá để đưa KBNN tiến nhanh đến Kho bạc điện tử chính là Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Từ năm 2018, KBNN triển khai DVCTT, sau 2 năm thực hiện, đến nay 100% các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) đã kết nối DVCTT với kho bạc (trừ các đơn vị an ninh, quốc phòng). DVCTT giúp các giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng nên các đơn vị SDNS không phải đến trực tiếp kho bạc để giao dịch, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm các chi phí đi lại. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19, DVCTT đã chứng minh hiệu quả rõ rệt khi các giao dịch vẫn được thực hiện thông suốt, giúp cho việc chi trả NSNN không bị gián đoạn. Tiến tới kho bạc số Với các cải cách đã và đang thực hiện, toàn hệ thống KBNN đang tiến tới một tham vọng lớn hơn đó là trở thành Kho bạc số và góp phần vào mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Tại KBNN Đắk Nông, Giám đốc Nguyễn Công Điều cho biết, đến nay, hầu hết các giao dịch thu, chi bằng tiền mặt đều được KBNN Đắk Nông ủy nhiệm cho các NHTM có ký kết phối hợp. Do đó, lượng tiền mặt giao dịch qua KBNN Đắk Nông đã giảm, chỉ còn khoảng 4%. Ngoài ra, việc thực hiện thanh toán song phương điện tử và thanh toán liên ngân hàng đã được KBNN Đắk Nông áp dụng thông suốt, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, trong năm 2020, KBNN Đắk Nông đã nỗ lực triển khai DVCTT đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc diện bắt buộc trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 855 đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng DVCTT và có 7.630 chứng từ được giao dịch thành công trên DVCTT, đạt trên 101% tổng số chứng từ giao dịch qua KBNN Đắk Nông. “Đây chính là nền tảng vững chắc để KBNN Đắk Nông tiến tới Kho bạc số” - ông Điều nói. Tại KBNN Thái Nguyên, Phó Giám đốc Hà Quốc Thái cho biết, sau khi thực hiện các cải cách, KBNN Thái Nguyên đã có những thay đổi căn bản trong các hoạt động nghiệp vụ, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách, tạo niềm tin cho khách hàng giao dịch. Đơn cử như các cải cách trong công tác thanh toán vốn ngân sách, nếu như vào năm 2010 là thời kỳ đầu KBNN thực hiện Chiến lược phát triển, doanh số thu, chi tiền mặt và tổng số thu chi NSNN tại KBNN Thái Nguyên lên đến 70%, thì đến hết năm 2020, tỷ trọng giữa doanh số thu, chi tiền mặt và tổng số thu chi NSNN chỉ còn chiếm 1,3%, giảm 54 lần so với năm 2010. Đặc biệt, để thực hiện chương trình chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, KBNN Thái Nguyên vừa có văn bản gửi đến các đơn vị SDNS thông báo về việc dừng toàn bộ các giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp tại trụ sở kho bạc từ ngày 1/6/2021. Theo đó, các hoạt động thu NSNN, thu phạt vi phạm hành chính được KBNN Thái Nguyên thông báo đến các đơn vị SDNS thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, qua tài khoản của người nộp thuế, nộp phạt tại các NHTM hoặc nộp trực tiếp tại điểm giao dịch của 5 NHTM: Vietinbank, Agribank, BIDV, Vietcombank và MB chi nhánh Thái Nguyên theo thỏa thuận phối hợp thu giữa KBNN Thái Nguyên với các ngân hàng này. Với các khoản chi, KBNN Thái Nguyên cũng đề nghị các đơn vị SDNS thực hiện rút tiền mặt tại tại trụ sở Vietinbank Thái Nguyên - nơi KBNN Thái Nguyên mở tài khoản theo quy định. Ông Vũ Duy Minh, Giám đốc KBNN Nam Định cũng cho biết, thời gian qua, đơn vị đã không ngừng rà soát, cải cách hành chính, bỏ bớt các thủ tục rườm rà, tránh gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, KBNN Nam Định đã rà soát, thay thế 10 thủ tục hành chính và bãi bỏ 3 thủ tục hành chính cũ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về thời gian giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho các đơn vị đến giao dịch. Đáng chú ý, KBNN Nam Định đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu, nộp ngân sách và trao đổi dữ liệu thu, nộp với cơ quan Thuế, Tài chính. Theo đó, đơn vị đã cùng với cơ quan Thuế chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN với 5 NHTM cùng địa bàn tại 12 điểm thu trải đều khắp các xã, phường và các điểm đông dân cư. Ông Minh cho biết, việc phối kết hợp với các cơ quan thu trên địa bàn không những giúp cho thông tin và dữ liệu về thu NSNN giữa cơ quan KBNN - Thuế - Hải quan - NHTM được đầy đủ, chính xác mà còn góp phần thúc đẩy thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Có thể thấy, từ những năm 2000, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xác định đây là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng chính phủ điện tử. Những thành công trong cải cách hành chính của toàn hệ thống KBNN cũng là những đóng góp không nhỏ để đưa Việt Nam một trong số không nhiều những quốc gia trên thế giới được Liên Hợp quốc đánh giá cao về những kết quả tích cực trong xây dựng và phát triển chính phủ điện tử trong năm 2020. 9 thủ tục kho bạc lên Cổng Dịch vụ công quốc gia Nhờ sự nỗ lực cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tăng cả về số lượng và chất lượng của các bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Việt Nam đã đạt chỉ số dịch vụ công trực tuyến ở mức cao với 0,6529 điểm trong năm 2020. Thành công này có đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) khi đã cung cấp thành công 9 thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và hoàn thành tích hợp 7 thủ tục hành chính KBNN lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, vượt 47,8% kế hoạch Chính phủ và Bộ Tài chính giao. |
Vân Hà |