当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【dự đoán inter】Đại dịch gây khó

【dự đoán inter】Đại dịch gây khó

2025-01-10 10:40:15 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 4: Hỗ trợ chống dịch,Đạidịchgâykhódự đoán inter tranh thủ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 3: "Khoác áo" công nghệ mới cho nông sản
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 2: Tìm hướng sản xuất sản phẩm, dịch vụ mới
Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 1: “Hơi ấm" thị trường nội địa
5624 12 1440 f54a0562
Trong những năm qua, xuất khẩu là một kênh chủ lực đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Ảnh: Tập đoàn Hoa Sen

Hàng vẫn “đều tay”

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 (VPIC1) cho biết, dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các đơn hàng XK đi các thị trường nước ngoài của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt. Các mặt hàng XK đi nước ngoài là linh kiện: xe mô tô, xe trượt tuyết, xe địa hình..; giường bệnh nhân; xe đẩy cho người tàn tật… Ước tính trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp này đạt trên 670 tỷ đồng, trong đó, các mặt hàng bán cho doanh nghiệp chế xuất rồi xuất đi Mỹ đạt trên 312 tỷ đồng.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam đạt 122,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó mặt hàng điện thoại di động có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 22 tỷ USD; các thị trường có giá trị NK đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, EU và Anh. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2019, riêng kim ngạch XK vào thị trường Mỹ đạt 61,35 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2018 và chiếm 23,2 tổng kim ngạch XK cả nước trong năm ngoái. Các nhóm hàng XK lớn nhất của Việt Nam như dệt may, điện thoại, máy vi tính, dày dép, đồ gỗ… đều có sự hiện diện ở Mỹ.

Cũng là một doanh nghiệp ghi nhận sản lượng XK sang thị trường nước ngoài đạt kết quả rất tốt trong 6 tháng đầu năm dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mới đây, Tập đoàn Hoa Sen đã hoàn tất XK lô hàng 50.000 tấn tôn mạ đi châu Âu và châu Mỹ. Lô hàng bao gồm: 35.000 tấn XK đi châu Âu và 15.000 tấn XK đi châu Mỹ từ Cảng Quốc tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và cảng quốc tế Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp chủ động khai thác các điều kiện thuận lợi của Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong những năm qua, XK là một kênh chủ lực đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Tôn Hoa Sen cho biết, dù trong các tháng cao điểm dịch bệnh là tháng 3, 4, 5/2020, nhưng sản lượng XK của Tập đoàn Hoa Sen vẫn tăng trưởng mạnh. Sản lượng XK vào châu Âu và châu Mỹ tăng trưởng 127% so với cùng kỳ, riêng thị trường châu Âu tăng trưởng 318% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này cũng chia sẻ, sản lượng XK tháng 6/2020 duy trì khá tốt, đạt 46.000 tấn, các nhà máy Hoa Sen trên cả nước vẫn tăng cường sản xuất để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thị trường.

“Cửa sáng” trong 6 tháng cuối năm

Không chỉ với Công ty VPIC 1 hay Tập đoàn Hoa Sen, nhìn vào bức tranh chung của hoạt động XK hiện nay có thể nhận thấy dù đang phải đối mặt với thách thức lớn từ dịch Covid-19 nhưng vẫn còn nhiều triển vọng ở phía trước. Trong đó thị trường Âu, Mỹ vẫn là điểm sáng của các doanh nghiệp XK Việt Nam.

Nhận định về thị trường XK sang Âu, Mỹ trong 6 tháng đầu năm, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công và Quản lý Trường Fullbright cho biết, từ đầu năm đến nay, một số thị trường XK chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU và Anh, Trung Quốc vẫn có mức tăng trưởng dù chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Trong đó, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong các tháng đầu năm với kim ngạch đạt 31,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Do xu hướng dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nên XK điện tử của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020.

Theo PGS.TS. Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương, trên toàn cầu, nhiều nền kinh tế đã tung các gói kích cầu quy mô lớn trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên nền kinh tế. Đa phần các nước đều tăng cường chi tiêu tài khoá để đối phó với dịch bệnh, duy trì các hoạt động kinh tế thiết yếu và hỗ trợ người lao động. Gia tăng XK vào thị trường Mỹ thời điểm hiện tại là bài toán khó với doanh nghiệp XK. Bởi bản thân thị trường này đang gặp khó khăn mà còn do những rào cản phi thuế quan rất chặt chẽ. Tuy vậy, nếu thị trường Mỹ khống chế được dịch Covid-19 trong thời gian tới thì EVFTA sẽ là tuyến đường, cánh cửa rộng để đưa hàng sang thị trường này. Thị trường Mỹ cần NK các mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, đặc biệt là điện thoại, linh kiện điện tử… Đây toàn là những mặt hàng có kim ngạch XK lớn, chủ lực của Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA thì vẫn có thể bù đắp được thiệt hại trước đó do dịch Covid-19 gây ra cho XK hàng hóa.

“Chính vì vậy, các doanh nghiệp XK cần có một chiến lược bài bản, và điều quan trọng nhất là dựa trên cơ sở năng lực XK của phía doanh nghiệp cũng như việc đáp ứng được về mặt tiêu chuẩn XK để doanh nghiệp đáp ứng thì đầu ra ở thị trường châu Mỹ mới có thể bền vững”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读