【lịch thi đấu europa league hôm nay】Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7
时间:2025-01-11 13:04:36 出处:World Cup阅读(143)
Chú trọng phát triển đồng thời ba trụ cột: kinh tế,ếhoạchpháttriểnkinhtếxãhộinămphấnđấutăngtrưởlịch thi đấu europa league hôm nay xã hội và môi trường Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi |
Phấn đấu tăng trưởng nền kinh tế đạt 7 - 7,5%
Các chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội quyết định, trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD). Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.
Quốc hội thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025. Ảnh: Thu Hường |
Một số chỉ tiêu khác cũng được chốt như tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3-5,4%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25-26%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết: Về ý kiến đề nghị nghiên cứu kỹ lại các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), đặt mức tăng trưởng 2 con số; nghiên cứu nâng tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 - 7,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế, xã hội. Đối với năng suất lao động, chỉ tiêu này đạt 5,56% năm 2024, vượt mục tiêu đề ra sau 03 năm không đạt. Như vậy, Chính phủ đề xuất tăng nhẹ mức mục tiêu đối với chỉ tiêu này so với năm 2024, lên 5,3 - 5,4%.
Liên quan đến chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo, theo UBTVQH, dự kiến chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ cao hơn năm 2024 khoảng 1 điểm %, trong khi tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường tương đương mức ước thức hiện năm 2024, do đó, các chỉ tiêu này là phù hợp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, các chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đặt ra trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2025, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: QH |
Trên cơ sở ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến đạt khoảng 6,8% và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước còn khó khăn, thách thức, tác động đến kinh tế nước ta, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025.
Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Quốc hội đề nghị Chính phủ đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực; từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; các quy định của luật phải ổn định, phổ quát, lâu dài, chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc; chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích cho những vấn đề mới, dự án công nghệ cao, dự án lớn, xu hướng mới, tạo khung khổ pháp lý cho chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát và trách nhiệm giải trình; không để đùn đẩy trách nhiệm, kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Toàn cảnh Quốc hội họp tại hội trường chiều 12/11. Ảnh: QH |
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.
Tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
Tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, sáng tạo.
Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân; đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Tăng cường liên kết vùng, thực hiện hiệu quả quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hoá và kinh tế đô thị.
Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Chủ động hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.
猜你喜欢
- Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- Cắm cột mốc gây bức xúc
- Bức xúc việc chậm được thi hành án
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Điện mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
- HLV Kim Sang
- Đã mở cống cho ghe vào thu hoạch lúa
- Phục hồi kinh tế bằng chuyển đổi mô hình chống dịch
- Đã giải quyết đúng pháp luật
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý